Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan được sử dụng nhiều trong đề kiểm tra vì giúp đánh giá khối lượng kiến thức lớn chỉ trong một bài kiểm tra. Tuy nhiên đây cũng là hình thức kiểm tra dễ xảy ra gian lận.
Cấu trúc chung của các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn là câu hỏi sẽ đưa ra một nhận định và 4 phương án trả lời, trong đó có một phương án đúng. Và phiếu trả lời thường được định dạng thẳng đứng, các đáp án A, B, C, D thường được xếp hàng ngang thuận mắt người làm. Nhưng cũng chính vì thế, học sinh có thể dễ dàng trao đổi thông tin với "hàng xóm" hoặc "tia lén" nếu tinh mắt.
Phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan thường thấy. Các đáp án A, B, C, D thường được xếp ngang thuận mắt người làm bài (Ảnh: Internet)
Để chống gian lận trong thi cử, nhiều trường, nhiều giáo viên đã tạo các mã đề riêng để hạn chế khả năng quay cóp, trao đổi thông tin giữa các thí sinh. Thầy cô cũng thể hiên sự sáng tạo không ngừng khi đánh số đề bằng mã QR cho tới tên tiếng nước ngoài, hay sự thay đổi "nhẹ" in đậm in nghiêng ở các kí tự mã đề mà nếu thí sinh không tinh thì khó phát hiện,...
Tuy nhiên, một trong những sáng kiến "bá đạo" nhất hẳn là thuộc về các thầy cô của trường Đại học Bansomdej Chaopraya Rajabhat - nằm trong Top 150 trường Đại học ở châu Á có chất lượng giáo dục đẳng cấp vào năm 2019. Phiếu trả lời trắc nghiệm của trường này được "thiết kế" theo định dạng "xoay tròn", nhìn như tấm bùa chú.
Phiếu trả lời trắc nghiệm của trường Đại học Bansomdej Chaopraya Rajabhat ở Thái Lan
Trước ý tưởng chống gian lận sáng tạo này, nhiều ý kiến từ các bạn học sinh cho rằng: Biện pháp này sẽ ngăn chặn hữu hiệu hành vi thiếu trung thực khi làm bài thi trắc nghiệm nhưng đồng thời cũng sẽ khiến người thực hiện bài kiểm tra này "lác mắt".
Bạn sẽ phải xoay trái, xoay phải để tô các đáp án và xoay tròn phiếu trả lời. Điều này có thể khiến thí sinh cảm thấy ức chế khi làm bài, từ đó phát sinh các sai sót, nhầm lẫn. Còn ngay cả những thí sinh sở hữu các tuyệt chiêu "ngó bài thần chưởng" chắc cũng sẽ phải chịu thua trước phiếu trả lời "xoay tròn".
Có bạn cầu mong thầy cô Việt Nam không biết tới biện pháp này (Ảnh chụp màn hình)
Nhiều bạn lại tự tin vẫn "chép ngon hơn cả bình thường" (Ảnh chụp màn hình)
Còn bạn, bạn nghĩ sao về phiếu trả lời trắc nghiệm được định dạng “tròn xoay” như bùa chú này?