Làm sao để trở lại trường sau Tết không còn là “ác mộng”?

Làm sao để trở lại trường sau Tết không còn là “ác mộng”?
HHT - Hoa Học Trò đã “gõ cửa” chị Sabrina, du học sinh Canada, chủ kênh YouTube Study with Sab (59K subscribers) chuyên về các video học tập, để lên kế hoạch “sống sót” qua tuần đầu đi học sau Tết.

“Kê toa” cho tuần đầu đi học

Bắt đầu với việc đặt mục tiêu

Giống như khi muốn tán ai phải có chiến lược, học hành cũng cần được xác định mục tiêu, nhất là vào dịp năm mới. Không chỉ là những mục tiêu chung chung như “Phải học Toán tốt hơn”, chị Sab chia sẻ các bạn nên đặt cụ tỉ, ví dụ “Điểm tổng kết Toán được 9,0 vào cuối học kì Hai và 9,2 cả năm”. Để đạt được mục tiêu trên thì điểm kiểm tra 15 phút phải được 10, điểm 1 tiết phải được 9 và sắp xếp thời gian học thêm thế nào, làm bài tập trên lớp và bài tập nâng cao ra sao để đạt được số điểm đấy.

Làm sao để trở lại trường sau Tết không còn là “ác mộng”? ảnh 1

Làm bạn với “múi giờ sống”

Có hai thuật ngữ thường hay dùng trong việc chia đồng hồ sinh học cá nhân, một là Early bird - Người làm việc hiệu quả hơn vào ban ngày, kém năng suất vào ban đêm và Night owl với trình tự ngược lại. Việc biết mình là “chim” hay “cú” không chỉ giúp cho công việc hoàn thành nhanh chóng mà còn giúp bạn thay đổi thói quen nghỉ ngơi, ăn uống, không gian học tập cho phù hợp với nhu cầu bản thân. 

Nếu bạn là một cú đêm chính hiệu (và khả năng cao là bạn sẽ vậy!), trước khi dấn thân vào con đường thâu đêm “sống chết” cùng bài tập, chị Sab khuyên teen nên tự hỏi bản thân xem có thực sự cần thiết để thức khuya học bài không. “Việc thức khuya này đến từ lý do phân bố thời gian không hợp lý hay do bạn thật sự cảm thấy thoải mái khi làm việc vào ban đêm. Ngoài ra, khi đã “theo lao” rồi thì teen không nên ăn những đồ ăn gây no như phở, mỳ gói mà thay vào đó nên ăn sữa chua, trái cây hay uống nước để tạo cảm giác no “ảo”, vừa có nhiều chất dinh dưỡng vừa không lo béo và nổi mụn. Thêm nữa, teen lưu ý không nên học dưới ánh đèn ngủ mà nên sử dụng ánh sáng trắng để tỉnh táo và tập trung hơn”.

Làm sao để trở lại trường sau Tết không còn là “ác mộng”? ảnh 2

“Tậu” một quyển sổ ghi chép

Chưa bao giờ là quá muộn để teen bắt đầu xây dựng cho bản thân quyển sổ ghi chép (Bullet Journal). Đây là nơi bạn vừa có thể ghi lại những ý tưởng vô tình lướt qua khi ngồi xe buýt vừa lập bảng sắp xếp công việc cho tuần tới, và còn có thể “múa bút” trang trí theo phong cách của mình nữa!

Thường xuyên đăng tải các video làm việc năng suất trên YouTube, chị Sab bật mí quyển Bullet Journal là thứ chị luôn đặt tâm huyết và thời gian để sắp xếp và trang trí. Một quyển Bullet Journal căn bản sẽ có các phần như hệ thống kí hiệu, monthly planner để đánh dấu những ngày quan trọng trong tháng và weekly planner để sắp xếp cụ thể hơn công việc cho từng ngày trong tuần, nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể “úm ba la” thêm những mục khác như habit tracker (theo dõi thói quen), mood tracker (theo dõi tâm trạng) hay những trang quote tạo động lực…

Với Bullet Journal, bạn sẽ không bao giờ quên làm bài tập hay lịch kiểm tra nữa!

Đánh bay cơn “gật gù” trên lớp

Trong một video, chị Sab chia sẻ học sinh sẽ mất tập trung sau 10 phút nếu giáo viên không gây được sự chú ý của học sinh. Không cần đợi thầy cô, teen cũng có thể tự gây chú ý để không rơi vào trạng thái “mắt nhắm mắt mở” bằng cách giơ tay phát biểu. Nhớ là teen phải đọc bài trước ở nhà để không bị “lạc quẻ” nha.

Làm sao để trở lại trường sau Tết không còn là “ác mộng”? ảnh 3

Ngoài ra, teen nên tận dụng tối đa giờ chuyển tiết và ra chơi để vận động. Teen chỉ cần đi lại nhẹ nhàng để cơ thể không bị trì trệ vì ngồi quá nhiều thôi. Và đừng quên uống thật nhiều nước để đầu óc thêm tỉnh táo nhé!

Bí kíp nhỏ, hiệu quả to

Cuối cùng, bạn bị rơi vào trường hợp “Bài tập - Xong. Lì xì - Đã nhận. Đi học - Không muốn đi”? Vậy thì hãy lắng nghe chị Sab chia sẻ cách vượt qua 18 mùa đi-học-lại-sau-Tết và học hỏi nha:

Trao đổi quà Tết cho nhau khi đi học: Các bạn có thể cùng một nhóm bạn chơi thân với nhau hẹn nhau chuẩn bị quà tết cho nhau. Lưu ý không “tạo nghiệp” đầu năm bằng những món quà như bao lì xì rỗng, bánh chưng,...

Xem lại những việc bản thân đã hoàn thành sau kì nghỉ. Nhìn thấy to-do list đầy những dấu tick thì teen sẽ lạc quan hơn về những ngày đi học thuận lợi phía trước đó.

Trò chuyện với thầy cô về bài tập trên lớp và phương pháp học tập phù hợp với tập thể lớp. Teen nên tranh thủ khoảng thời gian vui vẻ này để chia sẻ nguyện vọng của bản thân cũng như đề xuất những thay đổi trong phương pháp giảng dạy của thầy cô để học kì II trôi qua “dễ thở” hơn.

Làm sao để trở lại trường sau Tết không còn là “ác mộng”? ảnh 4

Học nhóm để lấy lại phần kiến thức bị bánh chưng, hạt hướng dương “chiếm chỗ”. Tuy nhiên cần đề ra quy định chung của việc học nhóm để cả nhóm không bị xao lãng vào chuyên mục bài Uno, Ma Sói hay tệ hơn là… dắt nhau đi uống trà sữa nhé!

Chúc các bạn sống sót sau tuần đầu đi học lại nhé!

Theo Trích HHT 1296
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đồ makeup có tuổi thọ hết đấy, hãy chú ý để không ảnh hưởng xấu đến làn da

Đồ makeup có tuổi thọ hết đấy, hãy chú ý để không ảnh hưởng xấu đến làn da

HHT - Đồ trang điểm không khác gì chiếc đũa thần của bà tiên có thể hô biến những nàng vịt thành thiên nga chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhưng không phải cứ đũa thần là được dùng khỏi nhìn hạn. Đồ makeup có tuổi thọ hết đấy. Cùng chú ý để thay mới, tuyệt đối không dùng đồ quá date vì chúng ảnh hưởng rất xấu đến làn da đấy!