Làm thế nào để cung cấp năng lực "Giải quyết vấn đề" cho trẻ?

Làm thế nào để cung cấp năng lực "Giải quyết vấn đề" cho trẻ?
HHT - Ngay ở độ tuổi nhỏ, trẻ đã phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề của riêng mình. Thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề là một áp lực lớn mà trẻ phải đối mặt, đừng xem nhẹ những khó khăn đó của trẻ.

Kỹ năng giải quyết vấn đề và tồn tại trong kỷ nguyên số

Ngày nay, chúng ta thường nói đến việc rèn luyện rất nhiều kỹ năng sống khác nhau để phục vụ cho cuộc sống và công việc, nhưng lại thường bỏ qua một kỹ năng cốt lõi nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills). Đây là kỹ năng cần rèn luyện ngay từ nhỏ bởi cuộc sống là chuỗi những vấn đề từ bé đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp mà mỗi cá thể đang tồn tại đều phải trải qua, chúng không hề giống nhau và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình năng lực để khi vấn đề nảy sinh, chúng ta có thể tự tin đối mặt và giải quyết một cách hiệu quả nhất.

Làm thế nào để cung cấp năng lực "Giải quyết vấn đề" cho trẻ? ảnh 1

Kỹ năng giải quyết vấn đề- một kỹ năng đặc biệt cần cho trẻ nhỏ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, công việc được giải quyết tự động bằng máy móc, robot khiến cho thế hệ tương lai đối mặt với nguy cơ thất nghiệp lớn hơn nếu không trang bị những kỹ năng mà robot không thể thay thế được. Chúng ta giờ đây phải trang bị đồng thời cả kỹ năng “giải quyết vấn đề tối ưu” và kỹ năng làm chủ công nghệ, ứng dụng công nghệ để tạo ra giá trị cao hơn cho xã hội.

Điều này dẫn đến chủ trương đề xuất áp dụng bộ môn lập trình robot vào giảng dạy cho trẻ mầm non và tiểu học của các chuyên gia, các nhà giáo dục hàng đầu hiện nay hay các mô hình đã được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng.

Lập trình robot rèn luyện kỹ năng “giải quyết vấn đề” cho trẻ

Lập trình robot bổ sung kiến thức và kỹ năng để trẻ làm chủ và ứng dụng công nghệ vào thực tế là điều rõ ràng. Vậy lập trình robot giúp trẻ rèn luyện kỹ năng “giải quyết vấn đề” như thế nào?

Làm thế nào để cung cấp năng lực "Giải quyết vấn đề" cho trẻ? ảnh 2

Trẻ được học lập trình robot sớm sẽ được học tập và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Điều được giải thích trong chính quá trình hình thành nên kỹ năng này:

1. Nhìn nhận và phân tích:

Đặc thù của việc học lập trình là trẻ được thực hành cùng robot và các học liệu, ứng dụng học tập thường xuyên, được tự chủ trong việc lên ý tưởng, từ đó xây dựng dự án lập trình riêng rồi chạy thử dự án đó. Dĩ nhiên, quá trình đó không thể tránh khỏi các lỗi phát sinh. Lúc này, trẻ sẽ được thầy cô hướng dẫn nhận biết và phân tích lỗi bằng cách tự hỏi: Điều gì đã xảy ra?, Đây là lỗi về hướng hay về khoảng cách,…?, Lỗi phát sinh từ khi nào?,… Như vậy trẻ sẽ nhanh chóng xác định được bản chất của lỗi.

2. Hiểu vấn đề:

Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Đó là điều trẻ thấm nhuần sau nhiều lần sai và sửa trong khi lập trình cùng robot. Dần dần trẻ biết dành thời gian để lấy thông tin cần thiết liên quan vấn đề: Vấn đề phát sinh từ câu lệnh nào?; Lỗi này đã gây ra ảnh hưởng gì?; Cần chỉnh sửa lại những lệnh nào? Bằng những công cụ gì? Đây là cách để trẻ trả lời cho những câu hỏi sau khi gặp vấn đề trong cuộc sống:

Bản chất của vấn đề là gì?

Mức độ khó - dễ của vấn đề?

Tính chất của vấn đề (khẩn cấp, quan trọng)?

Vấn đề này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không?

Nguồn lực để giải quyết vấn đề?

Kết quả cuối cùng cần hướng đến?

3. Chọn giải pháp:

Sau khi đã xác định được gốc rễ của vấn đề, trẻ sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp trẻ tìm được giải pháp đôi khi còn hơn cả mong đợi.

VD: Lỗi phát sinh: Trẻ điều khiển robot đi quá điểm đích 1 bước, để sửa lỗi trẻ có thể lựa chọn giữa nhiều giải pháp: C1: Bỏ bớt lệnh “Forward (Tiến 1 bước)” và chạy chuỗi lệnh lại từ đầu, hoặc C2: Thêm lệnh “Backward (Lùi 1 bước)”, hoặc C3: Thêm 3 lần chuỗi lệnh “Turn right + Forward (Rẽ phải + Tiến 1 bước)”,… để đến đúng điểm đích.

Rõ ràng, trẻ có thể sáng tạo ra rất nhiều giải pháp khác dựa vào các nguồn lực có sẵn và “tư duy máy tính” được hình thành trong quá trình học tập. Tuy nhiên, sau đó trẻ sẽ rút ra rằng lựa chọn giải pháp C2: “Backward (Lùi 1 bước)” sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực và thời gian nhất, đây chính là cách “giải quyết vấn đề tối ưu” nhất. Cần lưu ý: một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và tiết kiệm nguồn lực nhất.

4. Thực thi giải pháp:

Để đảm bảo các giải pháp được thực hiện hiệu quả, trẻ cần xác định những nguồn lực liên quan, trình tự áp dụng các nguồn lực, thời gian để thực hiện là bao lâu,.v.v... VD: Nếu trẻ chọn C3 thì trẻ sẽ phải sử dụng các thẻ: Turn right, Forward, Repeat 3 times (Lặp lại 3 lần) và End Repeat (Kết thúc lặp lại); với trình tự thực hiện: (Repeat 3 times + Turn right + Forward + End Repeat) và thời gian thực hiện khoảng 20 – 30s.

Làm thế nào để cung cấp năng lực "Giải quyết vấn đề" cho trẻ? ảnh 3

Lập trình robot đã được đưa vào giảng dạy tại một số hệ thống trường mầm non.

5. Đánh giá:

Sau khi đã thực hiện một giải pháp, trẻ sẽ kiểm tra xem cách giải quyết đó có thực sự hiệu quả và có mang lại ảnh hưởng ngoài dự kiến nào không bằng cách thử nghiệm lại nhiều lần, ghi nhận và tiếp tục sửa lỗi (nếu có). Những bài học rút ra ở khâu đánh giá này sẽ giúp trẻ tiết kiệm được rất nhiều “chất xám” và nguồn lực ở những lần phát sinh sau.

Quá trình giải quyết vấn đề này được lặp lại thường xuyên trong khi trẻ học lập trình với robot, dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện mà trẻ tự nhiên áp dụng vào tất cả mọi tình huống trong cuộc sống và công việc sau này.

Một trong những chương trình học lập trình robot nổi bật nhất, được rất nhiều các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao trong xu hướng giáo dục STEM hiện nay là chương trình E-Robot Coding. Kết hợp giữa robot thông minh Albert đến từ SK Telecom, Tập đoàn viễn thông hàng đầu Hàn Quốc với bộ học liệu hiện đại do các chuyên gia hàng đầu Việt Nam biên soạn, E-Robot Coding là sản phẩm của Công ty TNHH Phát triển và Phân phối các sản phẩm Giáo dục EPRO và đã được đưa vào giảng dạy tại nhiều chuỗi trường uy tín: Hệ thống trung tâm Anh ngữ Apax Leaders, Hệ thống trường Mầm non STEAMe GARTEN, Trường Mầm Non quốc tế Việt Hàn, Hệ thống trường liên cấp Hoa Sen Hà Tĩnh,…

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em hưởng ứng Chương trình giáo dục An toàn giao thông

Trẻ em hưởng ứng Chương trình giáo dục An toàn giao thông

Trong khuôn khổ chương trình “Cùng em học an toàn giao thông” lần thứ 15, để đảm bảo an toàn và phòng tránh lây lan dịch bệnh Covid-19, thay vì tổ chức Hội giao lưu cấp quốc gia như mọi năm, Toyota Việt Nam sẽ trao tặng 10 mô hình đảo giao thông an toàn cho 10 tỉnh nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy ATGT cho các em học sinh tại trường học trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp chung tay chống dịch Covid-19

Nhiều doanh nghiệp chung tay chống dịch Covid-19

Nhiều doanh nghiệp đã ra thông báo chung tay cùng Chính phủ và ngành Y tế ứng phó đại dịch Covid-19 bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp. Mới đây Diana Unicharm đã ủng hộ 2 tỷ đồng.