Làm trái ngành, có đúng 4 năm đại học coi như bỏ phí?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Học một đằng, làm một nẻo là tình trạng phổ biến của sinh viên Việt Nam hiện nay. Một thắc mắc được đặt ra “Liệu sinh viên có thấy tiếc nuối kiến thức đã học ở bậc đại học khi làm trái ngành?”. Cùng lắng nghe chia sẻ của các bạn sinh viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Góc nhìn sinh viên

Nếu học và đi làm đúng ngành, bạn sẽ rất may mắn khi có thể áp dụng hầu hết kiến thức đã học vào công việc thực tế. Tuy nhiên với các bạn sinh viên làm trái ngành đây sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. Vốn là sinh viên ngành Kế toán, Hương Ly (22 tuổi, Hà Nội) lại đang làm công việc chẳng có chút liên quan nào - Nhân viên quản lý hệ thống tại công ty giáo dục. Bởi vậy thay vì làm việc với những con số thì cô phải vận hành các ứng dụng công nghệ để quản lý lớp học.

Làm trái ngành, có đúng 4 năm đại học coi như bỏ phí? ảnh 1

Hương Ly không cảm thấy quá tiếc nuối khi “để không” kiến thức chuyên ngành. (Ảnh: NVCC)

“Hầu như mình không áp dụng kiến thức đã học vào công việc hiện tại. Thực ra mình cũng có phần tiếc nuối, ở thời điểm hiện tại thì đa số môn học của ngành kế toán kiểm toán hầu như mình chưa dùng đến cho công việc. Cũng thấy phí vì mình cũng phải vất vả lắm để học và thi kết thúc một số môn học như Xác suất thống kê, Nguyên lý kế toán… Tuy nhiên những kiến thức mình nhận được hoàn toàn có thể giúp ích và bổ trợ cho những dự án tương lai”, cô nàng bộc bạch.

Đây cũng là tâm trạng chung của Ngọc Bích (25 tuổi, Quảng Ninh) hiện đảm nhận chức vụ Trưởng nhóm Marketing khi sở hữu tấm bằng cử nhân ngành Báo chí. “Thời gian đầu thì mình cũng thấy kiến thức đã học vận dụng được đôi chút vào thực tế. Sau này, khi làm lâu rồi thì mới thấy dùng được khoảng 50%, dù có vậy thì cảm giác tiếc nuối cũng không có nhiều vì khi viết bài cho công ty và khách hàng, mình vẫn thấy nhiều kỹ năng nghiệp vụ Báo chí vẫn được sử dụng”.

Làm trái ngành, có đúng 4 năm đại học coi như bỏ phí? ảnh 2

Theo Ngọc Bích để thành công thì sinh viên cần trang bị kiến thức của nhiều ngành nghề khác nhau. (Ảnh: NVCC)

Cô nàng cũng bày tỏ quan điểm hầu hết các công việc hiện nay đều đòi hỏi sự đa nhiệm. Nếu muốn tiến xa hơn thì bắt buộc bạn phải đồng thời xử lý nhiều đầu việc khác nhau, lúc này kiến thức đã học ở bậc đại học rất có ích. Như Ngọc Bích, trong một số tình huống kỹ năng phỏng vấn trong Báo chí đều được sử dụng để trao đổi và nắm bắt thông tin khách hàng.

Học không bao giờ là phí

Qua lời chia sẻ trên, ta có thể thấy việc làm trái ngành không đồng nghĩa “4 năm đại học là bỏ phí”. Kiến thức đã học dù không thể áp dụng 100% nhưng ít nhất nó vẫn có thể bổ trợ cho công việc hiện tại. Kỹ năng viết bài hoàn toàn có ích cho nhân viên Marketing, môn học Quản trị kinh doanh cũng rất hữu ích khi bạn là nhân viên quản lý. Mọi lĩnh vực đều được giao thoa với nhau nên nếu nói kiến thức của ngành này không áp dụng cho ngành kia là một sai lầm. Như Hương Ly là một ví dụ, nếu trong tương lai cô nàng dự định sẽ ứng tuyển vào một công ty tài chính, lúc đó kiến thức của 4 năm đại học lại trở nên vô cùng hữu ích.

Làm trái ngành, có đúng 4 năm đại học coi như bỏ phí? ảnh 3

Hồng Hạnh cho rằng kiến thức có hữu ích hay không đều cho cách ta áp dụng. (Ảnh: NVCC)

Hồng Hạnh (21 tuổi, Hà Nội) sinh viên ngành Du lịch lữ hành cũng có câu chuyện tương tự. Cô nàng đang đảm nhận vị trí Tổng đài viên cho một hãng hàng không song song với đó là một KOC. Hồng Hạnh tâm sự: “Cả hai công việc của mình ban đầu nghe qua thì đúng không có gì liên quan đến ngành học cả. Cá nhân mình lại thấy không áp dụng kiểu này thì có thể áp dụng kiểu khác. Khi đi đào tạo làm Tổng đài viên mình thấy một số kỹ năng mình đã được học ở trường, cụ thể như phong thái phục vụ và cách nói chuyện. Chính vì thế mà mình bắt nhịp khá nhanh với công việc, do đó chẳng có gì gọi là vô ích cả”.

Tư duy và kiến thức một khi đã thu thập được thì dù ở đâu nó vẫn phát huy được công dụng. Hiện tại có thể nó chưa giúp ích được cho bạn nhiều nhưng trong tương lai biết đâu lại là công cụ để bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp. Điều quan trọng là hãy mạnh dạn theo đuổi đam mê và cố gắng trau dồi bản thân. Ta chỉ sợ không học được hết chứ chẳng sợ học thừa thứ gì.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tài năng mong muốn lan tỏa thông điệp nhân ái tại Chung kết Miss DNC 2024

Nữ sinh tài năng mong muốn lan tỏa thông điệp nhân ái tại Chung kết Miss DNC 2024

SVVN - Nguyễn Thị Nguyệt Thanh (sinh năm 2003) đang là sinh viên năm 3, chuyên ngành Kế toán, Trường Đại học Nam Cần Thơ. Với sự tự tin, năng động, Nguyệt Thanh đã xuất sắc vượt qua các phần thi và đang chuẩn bị tranh tài để tỏa sáng tại đêm Chung kết Hoa khôi Đại học Nam Cần Thơ (Miss DNC 2024) sắp tới. Dịp lễ 30/4 - 1 /5 này, nữ sinh đã đi tặng những phần cơm cho những hoàn cảnh neo đơn, khó khăn tại Cần Thơ bởi cô quan niệm rằng “cho đi là còn mãi”.
Nữ sinh trường Kinh tế dành tình yêu say mê cho nghệ thuật diễn xuất

Nữ sinh trường Kinh tế dành tình yêu say mê cho nghệ thuật diễn xuất

SVVN - Được nuôi dưỡng ước mơ từ hình tượng của những nhân vật, câu thoại, tình tiết cảm xúc trong các bộ phim, chương trình truyền hình, theo dần năm tháng xây dựng nên ước mơ trở thành diễn viên trong Hà Chi. Đối với cô bạn, nghệ thuật diễn xuất không chỉ đơn giản là việc trở nên nổi tiếng hay được người khác ngưỡng mộ. Mà đó là sự mê đắm vào việc tạo ra những câu chuyện, những nhân vật đầy sức sống, ý nghĩa, tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho người xem và ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống.
Nữ 'học bá' người Việt trúng tuyển học bổng Thạc sĩ trường Đại học hàng đầu Trung Quốc

Nữ 'học bá' người Việt trúng tuyển học bổng Thạc sĩ trường Đại học hàng đầu Trung Quốc

SVVN - Phạm Hoàng Yến (24 tuổi) đang theo học chương trình nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Truyền thông tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ và kiên trì theo đuổi ước mơ du học, cô nàng đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần hệ thạc sĩ của Chính phủ Trung Quốc, trúng tuyển trường Đại học top 50 thế giới năm 2024 theo công bố của tổ chức Times Higher Education.
Chàng sinh viên quê Ninh Bình có 5 năm tuổi Đảng tại Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

Chàng sinh viên quê Ninh Bình có 5 năm tuổi Đảng tại Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

SVVN - Mai Tiến Anh (sinh năm 1998) quê Ninh Bình, đang là sinh viên năm 3, lớp LTYK53B ngành Y khoa, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên. Theo Tiến Anh, lý do chọn ngành là lúc còn nhớ năm học cấp 1, chỉ đơn giản là khi thấy bạn chảy máu đầu dùng tay che vào vết thương nên mình muốn sau này sẽ trở thành bác sĩ chữa bệnh cứu người.
'Tư duy mở, bản lĩnh, kiên trì và tự tin' giúp nam sinh học song ngành chinh phục đam mê

'Tư duy mở, bản lĩnh, kiên trì và tự tin' giúp nam sinh học song ngành chinh phục đam mê

SVVN - Nguyễn Thanh Hoàng (sinh năm 2003) đang là sinh viên song ngành của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Là một sinh viên thường xuyên tham gia các dự án quốc tế và được đi đến nhiều nơi, Thanh Hoàng cho rằng việc học qua trải nghiệm sẽ là cơ hội để bản thân vừa thực hành vừa kiểm chứng những gì đã được học trên trường, lớp.
Nữ sinh Học viện Hành chính Quốc gia dành tình yêu với âm nhạc truyền thống

Nữ sinh Học viện Hành chính Quốc gia dành tình yêu với âm nhạc truyền thống

SVVN - Được tiếp cận và lắng nghe những làn điệu dân ca, làn điệu Chèo của quê hương Hà Nam từ nhỏ, đã nuôi dưỡng trong Trà My một tình yêu dành cho âm nhạc truyền thống. Sinh ra thuộc thế hệ Gen Z năng động và đầy cá tính, Trà My mong muốn được lan tỏa đến các bạn trẻ niềm yêu thích dòng nhạc dân ca, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Thầy giáo thủ khoa chuyên Hóa đam mê dạy Tiếng Anh: 'Mọi kỳ tích đều có thể xảy ra nếu nỗ lực đến cuối cùng'

Thầy giáo thủ khoa chuyên Hóa đam mê dạy Tiếng Anh: 'Mọi kỳ tích đều có thể xảy ra nếu nỗ lực đến cuối cùng'

SVVN - Lê Trọng Lương, sinh viên năm cuối chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương, là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp tuyệt vời giữa Hóa học và đam mê dạy Tiếng Anh. Chàng trai không chỉ chứng tỏ sự xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mà còn có khát vọng truyền đạt kiến thức và lan tỏa niềm đam mê của mình cho người khác.
Nam sinh Cà Mau là thủ lĩnh trẻ đa tài, Chủ nhiệm CLB Sức sống trẻ HUTECH

Nam sinh Cà Mau là thủ lĩnh trẻ đa tài, Chủ nhiệm CLB Sức sống trẻ HUTECH

SVVN - Nguyễn Quốc Khánh (sinh năm 2002) là sinh viên năm thứ tư ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Chàng trai gốc Cà Mau được biết đến là người sáng lập, Chủ nhiệm CLB Sức sống trẻ HUTECH. Khánh cũng là một trong những gương mặt thủ lĩnh trẻ được trao tặng giải thưởng Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng năm 2023.
Nữ sinh Ngoại ngữ - Tin học: ‘Phá kén để chinh phục ước mơ’

Nữ sinh Ngoại ngữ - Tin học: ‘Phá kén để chinh phục ước mơ’

SVVN - Tự nhận bản thân là một người bình thường đang trên hành trình khiến bản thân trở nên phi thường, Uyển Thư luôn cố gắng nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân. Với ước mơ trở thành một người mẫu chuyên nghiệp, nữ sinh trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM quyết tâm “phá kén” để từng bước đến với hành trình chinh phục ước mơ của bản thân.