Lễ hội kỳ lạ: Chạy rách quần, gẫy chân để đuổi theo... miếng pho mát

Lễ hội kỳ lạ: Chạy rách quần, gẫy chân để đuổi theo... miếng pho mát
HHT - Bất chấp nguy hiểm có thể dẫn đến gẫy chân hoặc tử vong, hàng trăm người vẫn lao từ trên đỉnh đồi chạy xuống dưới với tốc độ nhanh nhất có thể để đuổi theo miếng pho mát.

Tảng pho mát lớn được thả từ trên đỉnh đồi và hàng trăm người lao xuống dưới để đuổi theo với tốc độ nhanh nhất.

Những sự cố như rách quần, gẫy chân hay thậm chí cả tử vong có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng bất chấp tất cả, người chơi vẫn hào hứng đuổi bắt miếng pho mát lăn xuống đồi. Đó là những gì diễn ra trong lễ hội lăn pho mát kỳ lạ diễn ra ở Anh.

Chạy đuổi theo miếng pho mát từ sườn đồi với tốc độ chóng mặt.

Lễ hội lăn pho mát (Cheese rolling festival) được xếp trong những ngày hội "điên khùng" nhất thế giới. Ngày hội này có từ thế kỷ 15, tổ chức thường niên tại ngọn đồi Cooper (Anh) vào thứ 2 cuối cùng của tháng 5. Khi đó, du khách và người dân địa phương sẽ đổ xô tới ngôi làng nhỏ Brockworth, Gloucestershire, để hòa mình trong ngày hội kỳ lạ này.

Lễ hội kỳ lạ: Chạy rách quần, gẫy chân để đuổi theo... miếng pho mát ảnh 2

Lễ hội ngày nay được biến tấu từ nghi thức thả các vật từ đỉnh đồi như bánh kẹo xuống dưới để chào đón năm mới, cầu cho mùa màng tốt tươi từ xa xưa. Đến nay, người ta sẽ thả một tảng pho mát Gloucester có hình dạng như bánh xe, nặng chừng 3-4kg, bọc trong vỏ gỗ, lăn xuống chân đồi. Hàng trăm người chơi chạy đuổi theo nó. Ai chạm vào vỏ pho mát đầu tiên sẽ là người thắng cuộc.

Do chạy với tốc độ cao ở địa hình nguy hiểm khiến một số người chơi gặp chấn thương.

Nghe tưởng đơn giản, nhưng tốc độ lăn của tảng pho mát có thể lên tới 112 km/h do địa hình dốc. Hơn nữa, có những đoạn, độ dốc của đồi lên tới 50 độ tức là gần như dựng đứng. Do vậy, người chơi khi chạy nhanh rất dễ bị lộn nhào.

Lễ hội kỳ lạ: Chạy rách quần, gẫy chân để đuổi theo... miếng pho mát ảnh 4

Do địa hình nguy hiểm khiến không ít người chơi bị chấn thương. Năm 1997, 33 người chơi gặp chấn thương nặng khiến cảnh sát địa phương cấm tổ chức vào năm kế tiếp. Đến năm 2010, sự kiện này cũng bị hủy bỏ một lần nữa.

Lễ hội kỳ lạ: Chạy rách quần, gẫy chân để đuổi theo... miếng pho mát ảnh 5

Nhằm đảo bảo an toàn cho người chơi, những năm trở lại đây, ban tổ chức đã thay thế miếng pho mát truyền thống bằng miếng bọt biển có hình thù tương tự nhằm giảm tốc độ lăn. Tuy nhiên, một số tai nạn như gẫy xương, trật đốt sống cổ vẫn xảy ra. Dù cảnh sát và truyền thông nhiều lần lên tiếng về sự nguy hiểm của ngày hội, tuy nhiên nó vẫn diễn ra hàng năm và thu hút rất đông người chơi.

Đội cứu hộ luôn túc trực để đưa người bị thương điều trị y tế kịp thời.

Mặc dù người chiến thắng chỉ nhận được phần thưởng là miếng pho mát thật, nhưng sự kích thích của trò chơi khiến lễ hội này vẫn tồn tại hàng trăm năm qua.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?