Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê

TPO - Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa diều Việt Nam thực hiện lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi từ thời Lê với mong muốn tái hiện một phong tục Tết cổ truyền của người Việt. Lễ rước diều độc đáo này diễn ra ngày 25/1 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 1

Lễ rước diều được thực hiện ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Sau khi hoàn thành lễ dâng hương, diều cổ được Ban tổ chức rước từ điện Kính Thiên đến khu vực sân khấu chính của sự kiện tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Đây là một trong chuỗi hoạt động thuộc chương trình Happy Tết 2024 - Lan tỏa bản sắc văn hóa Tết truyền thống diễn ra tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 2

Đoàn rước được tổ chức bài bản với sự tham gia của đội múa lân và các CLB diều trên cả nước. Trước đó, chiếc diều cổ này được bảo tồn tại đền Song An (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Diều có chiều dài 1 m, được làm hoàn toàn bằng tre, giấy, sáo và dây diều cũng được làm bằng tre.

Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 3

Theo lịch sử, từ thời vua Lê đã có lễ hội sáo đền (lễ hội thả diều đền Song An ở Thái Bình) diễn ra vào đầu xuân năm mới. Trong những ngày Tết cổ truyền, vua cho quân lính được thả diều để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 4

Ngày nay, lễ hội vẫn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy tại Song An nhằm tưởng nhớ những vị tướng thời Lê, trở thành nét đẹp truyền thống của xã Song An. Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Tục chơi sáo diều trong lễ hội Sáo Đền ở xã Song An, huyện Vũ Thư là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 5

Để tái hiện lễ rước diều cổ, diều được đưa từ Thái Bình về và bảo quản tại Hoàng thành Thăng Long. Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa diều Việt Nam tái hiện lễ rước diều, đồng thời xây dựng không gian văn hóa diều nhằm giới thiệu nét văn hóa độc đáo này.

Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 6

Ông Hoàng Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Diều Việt Nam - cho biết lễ rước diều được thực hiện nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi và cầu cho năm mới mưa thuận, gió hòa, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 7

"Đoàn rước của chúng tôi đến từ nhiều câu lạc bộ và gồm 3 niên đại diều cách nhau hàng trăm năm tuổi. Thông qua lễ rước, chúng tôi muốn gửi đến mọi người hình ảnh đẹp của những cánh diều, sáo và thú chơi diều xưa”, ông Điệp nêu.

Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 8

Không gian giới thiệu văn hóa diều Việt Nam giới thiệu đến khách tham quan 200 con diều các loại, đến từ nhiều câu lạc bộ (CLB) diều khác nhau trên cả nước như: CLB diều Sáo Đền (Thái Bình), CLB diều Cung đình Huế, CLB diều Thăng Long, CLB diều An Khánh, CLB diều Thăng Long, CLB diều bãi đá sông Hồng của Hà Nội…

Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 9

Bên không gian giới thiệu văn hóa diều Việt Nam có nhiều hoạt động trải nghiệm như nghe nghệ nhân kể chuyện diều, hướng dẫn người dân và du khách cách làm, trang trí diều.

Lễ rước diều cổ hơn 300 tuổi thời Lê ảnh 10

Chương trình Happy Tết 2024 - Lan tỏa bản sắc văn hóa Tết truyền thống diễn ra đến hết ngày 28/1 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Chương trình là sự kết hợp độc đáo của Tết cung đình xưa và và văn hóa Tết ngày nay. Happy Tết 2024 giới thiệu đến khách tham quan nhiều không gian văn hóa Tết độc đáo ba miền.

Tin liên quan