Quyết định này của chính quyền Tổng thống Trump được đưa ra chỉ hơn một tuần sau mệnh lệnh của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE). Một nguồn tin đã nói với trang CNN rằng, Nhà Trắng đã “cảm nhận được “phản lực” đối với chính sách mới đó”.
Theo một nguồn tin khác của CNN thì chính quyền Trump giờ tập trung vào việc chỉ áp dụng chính sách này cho du học sinh mới, thay vì những du học sinh vẫn đang ở Mỹ. Tức là, số du học sinh dự định nhập học vào mùa Thu tới có thể vẫn sẽ bị ảnh hưởng, đồng nghĩa với việc cuộc chiến vẫn còn dài. Tuy nhiên, Nhà Trắng từ chối bình luận về việc này.
Du học sinh tại Mỹ sẽ không bị trục xuất, nhưng du học sinh sắp đến Mỹ có thể gặp khó khăn.
Dù sao, hiện tại thì việc bãi bỏ lệnh trục xuất cũng khiến hơn 1 triệu du học sinh ở Mỹ tạm thở phào. Trong suốt tuần trước, hàng loạt các trường đại học đã phản đối mệnh lệnh này, mà đi đầu là hai trường hạng nhất Harvard và MIT.
L. Rafael Reif, Hiệu trưởng MIT, đã bày tỏ sự mừng rỡ trước quyết định mới của Chính phủ: “Chúng ta cần phải tiếp cận việc lập chính sách, đặc biệt là vào thời điểm này, với nhiều tính nhân văn hơn, nhiều sự đúng đắn hơn, chứ không phải là ít hơn”.
L. Rafael Reif, thầy Hiệu trưởng của MIT.
Trước đó, rất nhiều sinh viên quốc tế đã choáng váng trước khả năng bị trục xuất. Shreeya Thussu, sinh viên chuyên khoa Sinh học phân tử của Đại học of California tại Berkeley, nói với kênh CNN rằng sự thay đổi chính sách đột ngột “đã ném cuộc sống của tôi vào một cơn khủng hoảng trong khoảng thời gian vốn đã căng thẳng này”. Bởi vì mùa Hè này, Shreeya đang cố gắng đăng ký vào khoa Y. Bạn ấy miêu tả việc hủy lệnh trục xuất là “nhẹ nhõm”. Lúc mới đọc tin này, Shreeya đã không thể tin nổi nên phải nhắn tin cho bạn bè để xác nhận.
Đại học of California tại Berkeley là trường có rất nhiều sinh viên quốc tế. Ảnh: Elena Zhukova.