Liệu mạng xã hội có phải là một nơi tuyệt đối an toàn cho cộng đồng LGBTQ+?

Liệu mạng xã hội có phải là một nơi tuyệt đối an toàn cho cộng đồng LGBTQ+?
HHT - Sự kiện chính phủ Đức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đã đánh dấu một cột mốc mới trong tiến trình phát triển của cộng đồng LGBTQ+ thế giới. Mạng xã hội góp một không nhỏ trong công cuộc đấu tranh này.

“Vân tay” LGBTQ+ giữa mạng sóng quốc tế

Với mạng xã hội, các bạn LGBTQ+ không chỉ có một mình. Thử tưởng tượng xem, chỉ với một chiếc điện thoại, bạn có thể theo dõi Sơn ĐoànAdrian Anh Tuấn từ xa trong những thước phim tình cảm của Away We Wow. Tất cả cuộc sống, mọi mặt của cộng đồng LGBTQ+ như một “viện bảo tàng sống” tấp nập cập nhật trên mạng. Làn sóng của vô vàn những nhân vật nổi tiếng ủng hộ và thuộc cộng đồng này như Elton John, Ellen DeGeneres, Thủ tướng Luxembourg - Xavier Bettel… càng minh chứng cho sự lợi hại của mạng xã hội trong “cuộc cách mạng” của hội nhóm cầu vồng.

Thế nhưng, liệu mạng xã hội có hoàn toàn là thiên đường cho những bạn cầu vồng?

Liệu mạng xã hội có phải là một nơi tuyệt đối an toàn cho cộng đồng LGBTQ+? ảnh 1

Mạng xã hội - “chiến trường dao kiếm”

Bên cạnh những “điểm cộng” to bự, mạng xã hội cũng là một “chiến trường dao kiếm” không kém phần “hại tim” cho các bạn trẻ cầu vồng.

Không ít bạn trẻ lục sắc đã trầm cảm và tự tử vì sức ép từ các thông tin tiêu cực trên mạng. Jadin Joseph Bell - một cậu bạn người Mỹ đã tự tử vì bị bắt nạt cả ở trường lẫn trên mạng. Hình ảnh khủng khiếp của những trung tâm “chữa bệnh đồng tính” ở Ecuador hay những clip hành hình người đồng tính của IS cũng khiến nhiều bạn bị ám ảnh.

Tệ hơn là hiện trạng cướp thông tin và lăng mạ trên các diễn đàn “chợ tình” diễn ra sôi động. Tại các tài khoản “đen” như codale… hay michaelngo…, hàng loạt các clip nhạy cảm được quay lén hay hack từ các tài khoản của các cặp đôi gay đều được “phô” trước thế giới. Kết quả là không ít các cặp đôi phải “chia tim”, hay tệ hơn là trầm cảm vì bị bêu riếu. Bạn H.Nguyễn (trường PTNK, TP.HCM) phân trần: “Tớ từng hết hồn khi phát hiện ra có người mạo danh tớ và đi gạ gẫm không biết bao nhiêu bạn trai khác trên những app làm quen như Tinder, Blued…”. Bạn N.K (trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) kể lại những tháng ngày đen tối: “Năm tớ lớp 8, sau khi công khai là gay, hàng loạt những tài khoản nặc danh đã nhắn tin “gạ gẫm”. Không dừng lại ở đó, họ còn gửi hàng loạt những bức ảnh đồi trụy cho tớ. Với độ tuổi còn quá nhỏ lúc đó, tớ đã bị sốc nặng và không dám nói chuyện với ai trong vài tháng!”.

Liệu mạng xã hội có phải là một nơi tuyệt đối an toàn cho cộng đồng LGBTQ+? ảnh 2

Và không chỉ các bạn trẻ cầu vồng là nạn nhân đâu, ngay cả những bạn trẻ “thẳng đuột” cũng bị nhiều tài khoản mạo danh để hạ thấp thanh danh đấy! Chưa kể tới việc bạn có thể bị “khủng bố” hộp thư đến choáng váng đầu óc với những hình ảnh vùng kín đáng sợ.

F5 bản thân và trang bị khiên chắn cầu vồng

Thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao LGBTQ+ lại bị bủa vây bởi những lời lẽ cay nghiệt nhiều đến thế?

Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội là một nơi lý tưởng cho những bạn trẻ bức bối với cuộc sống xả xì-trét và kết bạn bốn phương. Vì vậy, những hội nhóm phản cảm như G…K…V… được ra đời. Bên cạnh đó, các clip livestream “khoe hàng” lộ liễu, hay những tấm hình “show thân” của các bạn bo-đì chuẩn sáu múi nhan nhản trên “tường nhà” đôi khi lại gây phản tác dụng cho người xem. Các phụ huynh khi nhìn vào những hình ảnh tiêu cực của cộng đồng LGBTQ+ lập tức sẽ có ấn tượng xấu về hội cầu vồng. Cô Nghiêm Lê (Quận 2, TP.HCM) chia sẻ: “Các cháu có thể giải tỏa nỗi niềm ở những trang được quản lý chặt chẽ hơn. Chứ như con của cô còn bé, hay bất kì một người nào, khi lên Facebook đều có thể vô tình nhìn thấy những hình ảnh thiếu tế nhị, chắc chắn sẽ có cái nhìn không hay về cộng đồng của các cháu!”.

Liệu mạng xã hội có phải là một nơi tuyệt đối an toàn cho cộng đồng LGBTQ+? ảnh 3

Và không chỉ loại bỏ những hình ảnh xấu xí đó khỏi mạng xã hội, chúng ta còn phải “soạn thảo” ra một “phác đồ điều trị” để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm rình rập từ mạng xã hội như thế này:

- Đừng tạo hàng rào ngăn cản bạn sử dụng mạng xã hội. Hãy tin rằng bạn có thể “quy nạp” cả thế giới về phe của mình. Càng tránh né và sợ hãi, bạn càng trở thành “con mồi” đúng nghĩa đấy!

- LGBTQ+ luôn ở bên bạn: Những trường hợp sốc dẫn đến hậu quả khôn lường từ mạng xã hội một phần đều bắt nguồn do các nạn nhân không còn khả năng giao tiếp với những người xung quanh vì quá tủi thân. Nhưng sự thật là các bạn đồng tính luôn ở bên cạnh bạn và sẵn sàng đưa lời khuyên. Bạn có thể tìm đến thamvantamly.net hay trang Facebook Lizzy the Lezzy để được “tâm sự mỏng” nhé!

Và quan trọng nhất, để được an toàn trên mạng xã hội, cách tốt nhất là đừng để mình quá bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi mạng xã hội. Nếu bạn không cho phép những lời “dao kiếm” ảnh hưởng tới mình, thì thực sự chúng không hề có một tí trọng lượng nào đâu!

CỦ DỀN

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?