Lo ngại vấn đề cột sống học sinh, Ấn Độ quy định giảm trọng lượng cặp sách

Lo ngại vấn đề cột sống học sinh, Ấn Độ quy định giảm trọng lượng cặp sách
HHT - Ấn Độ mới đây đã ban hành hướng dẫn về trọng lượng cặp sách tùy theo độ tuổi của học sinh nhằm tránh gây ảnh hưởng lên cột sống còn mềm và đang phát triển của các em.

Hướng dẫn về trọng lượng cặp sách theo độ tuổi của Chính phủ Ấn Độ nhằm ngăn chặn những thế hệ trẻ lưng “còng” và mắc những vấn đề về cột sống do phải “cõng” những chiếc cặp sách quá nặng.

Lo ngại vấn đề cột sống học sinh, Ấn Độ quy định giảm trọng lượng cặp sách ảnh 1
Ấn Độ mới đây đã ban hành hướng dẫn về trọng lượng cặp sách tùy theo độ tuổi của học sinh.

Theo đó, các nhà trường được yêu cầu đảm bảo trọng lượng cặp sách không quá nặng so với độ tuổi của học sinh. Việc giao bài về nhà với học sinh lớp 1 và lớp 2 cũng bị cấm nhằm đảm bảo các em không cần mang sách vở về nhà.

Một khảo sát tiến hành trên 2.500 trẻ em và 1.000 bậc phụ huynh tại các thành phố lớn ở Ấn Độ cho thấy, 68% trẻ em chưa tới độ tuổi teen ở nước này bị đau lưng ở mức độ nhẹ, có thể tiến triển thành bệnh mãn tính và gây gù lưng.

Nghiên cứu cũng cho thấy, hơn 88% trẻ em trong độ tuổi 7-13 phải “cõng” những chiếc cặp nặng tới hơn 45% trọng lượng cơ thể trên lưng.

Rashmi Tapke – mẹ của 2 học sinh, đồng tình với quy định mới của Chính phủ và cho biết, những chiếc ặp sách quá khổ chỉ phản ánh thực trạng lập thời gian biểu kém hiệu quả.

“Nếu các nhà trường lên kế hoạch (thời gian biểu) đúng đắn, họ có thể giảm tải trọng lượng (của cặp sách). Các con tôi rất vất vả trong việc mang theo quá nhiều sách”, cô Tapke nói.

“Con gái yếu ớt của tôi phải mang theo khoảng 4-5 kg sách trong cặp, kèm theo hộp đồ ăn trưa, chai nước”, tài xế Rajinder Shukla – sống tại bang Uttar Pradesh, cho biết.

Bang Maharashtra quy định trọng lượng cặp sách không được vượt quá 10% trọng lượng cơ thể của học sinh. Nhiều trường hiện đã sử dụng bảng trắng và máy chiếu để trẻ em không cần mang theo sách vở khi tới trường.

Tuy nhiên, trẻ em tại nhiều khu vực nông thôn ở Ấn Độ phải vượt qua những quãng đường dài để tới trường, tất nhiên, với “gánh nặng” là những chiếc cặp sách trên lưng. Nhiều em học sinh thậm chí phải đội sách lên đầu dể vượt sông trên đường tới trường.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên có video với giọng thật của Barron Trump, vì sao ai cũng khen ngợi?

Lần đầu tiên có video với giọng thật của Barron Trump, vì sao ai cũng khen ngợi?

HHT - Một video có Tổng thống đắc cử Donald Trump và con trai út Barron Trump vừa được đăng lên mạng đã trở thành hiện tượng, vì cư dân mạng nhận ra rằng đây là lần đầu tiên họ nghe thấy giọng nói thật của Barron. Cả phong thái lẫn giọng nói của Barron đều được khen ngợi hết lời và nhiều người nhận xét rằng bà Melania đã dạy dỗ Barron rất tốt.
Trung ương Đoàn gặp mặt dàn Anh Trai "Say Hi", HIEUTHUHAI có chia sẻ ấn tượng

Trung ương Đoàn gặp mặt dàn Anh Trai "Say Hi", HIEUTHUHAI có chia sẻ ấn tượng

HHT - Sáng 6/12, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã gặp mặt DatVietVAC và các nghệ sĩ trẻ tham gia chương trình Anh Trai "Say Hi". Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN mong đợi các "anh trai" sẽ "tiếp tục có thêm sản phẩm về văn hoá nghệ thuật lan tỏa mạnh để góp phần vào công cuộc chấn hưng văn hóa".
Mạo danh EVN yêu cầu quét mã xác nhận đóng tiền điện lừa hàng trăm triệu đồng

Mạo danh EVN yêu cầu quét mã xác nhận đóng tiền điện lừa hàng trăm triệu đồng

HHT - Thời gian gần đấy, nhiều người dân nhận được các cuộc điện thoại của kẻ lừa đảo tự xưng là EVN, công ty điện lực yêu cầu đóng tiền điện, gửi mã thanh toán. Nếu người dân trả lời là đã đóng tiền điện trước đó thì kẻ xấu tiếp tục gửi mã QR yêu cầu quét để xác nhận, trong khi đây là những mã QR chứa mã độc hoặc tạo sẵn lệnh chuyển khoản.