“Loài” Plastic – Khi công nghệ và môi trường đứng cùng chiến tuyến

“Loài” Plastic – Khi công nghệ và môi trường đứng cùng chiến tuyến
HHT - Không thể phủ nhận rằng công nghệ góp phần vào công cuộc biến trái đất thành nơi ngày một tệ hơn cho các sinh vật sống. Nhưng triển lãm Loài Plastic của Maxk Nguyễn và team của anh, đã chứng minh điều ngược lại...

Công nghệ hoàn toàn có thể đồng hành trong những nỗ lực bảo vệ môi trường.

Công nghệ + Môi trường = ?

Chẳng cần đến bài diễn văn đanh thép của Greta Thunberg, teen cũng hiểu là môi trường đang lâm nguy. Ai cũng hiểu rõ không khí ngày càng ô nhiễm, thế nhưng những chuyến xe giao thức ăn chứa đầy các bọc nhựa, rác thải từ điện thoại cũ, khói bụi từ xe cộ… vẫn không ngừng tăng lên mỗi ngày. Là công dân thế hệ 4.0, chẳng ai có thể phủ nhận mức độ cần thiết của công nghệ với đời sống. Nhưng những thứ teen vẫn đang sử dụng hằng ngày để phục vụ cuộc sống của mình là minh chứng rõ ràng cho sự tồn tại của công nghệ và tác hại của nó với môi trường.

“Loài” Plastic – Khi công nghệ và môi trường đứng cùng chiến tuyến ảnh 1

Bởi vậy việc một dự án dùng công nghệ - lĩnh vực đang được cho là thủ phạm trực tiếp và gián tiếp hủy hoại môi trường làm thế nào để truyền tải được một cách thuyết phục về vấn đề bảo vệ môi trường?

Loài Plastic - nhìn nhận “nhựa” như thế nào?

Loài Plastic hội đủ yếu tố của một triển lãm công nghệ: người tham dự dùng điện thoại để tương tác trực tiếp với tranh, được trải nghiệm VR… Ngay từ khoảnh khắc đặt chân vào tòa nhà số 92 Lê Thánh Tôn, bạn đã được nghe một giọng nói bằng máy: “Chào mừng bạn đến thế giới của Loài Plastic” từ màn hình đặt ở một góc phòng, nơi người tham dự đến trải nghiệm công nghệ VR.

Ngoài linh vật Loài Plastic khổng lồ với hai màu chủ đạo là hồng và xanh chiễm chệ giữa phòng, thứ thu hút người đến với triển lãm là chuỗi những tấm hình “nhìn có vẻ rất bình thường” chiếm một khoảng không gian lớn. “Nhỏ mà có võ”, chỉ cần đưa điện thoại tải sẵn app Hustle, người tham dự sẽ được chìm vào kho tàng kiến thức về những “loài ống hút”, “loài ly nhựa”, “loài dây nilon”... đầy màu sắc và vô cùng tỉ mỉ cả về thời gian phân hủy lẫn tác hại của nó đến thế giới mà ta đang sống. Bên dưới mỗi bức hình là một tác phẩm origami vừa đáng yêu vừa đáng sợ của nghệ nhân Nguyễn Hùng Cường.

Và chỉ cần đeo chiếc kính VR, teen đã được mời vào chuyến du hành thực tại ảo đến thế giới Loài Plastic, nghe thuyết trình về tác hại của nhựa đến đời sống hằng ngày và trầm trồ trước khả năng đồ họa cực kì “đỉnh” của Ban Tổ Chức.

“Loài” Plastic – Khi công nghệ và môi trường đứng cùng chiến tuyến ảnh 2

Được thai nghén bởi Maxk Nguyễn (chủ nhân các triển lãm Sài Gòn Ba Mét Vuông, Sài Gòn Có Mưa…), tác giả sách Iris Cao, cùng rất nhiều dân sáng tạo, khi vừa mới “ra lò”, Loài Plastic đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ giới trẻ. “Mình đã quen thuộc với những bức đồ họa mang màu sắc kinh dị về việc thế giới sẽ ra sao nếu môi trường bị hủy hoại hay tham gia nhiều chiến dịch cứu môi trường bằng cách trồng cây, nói không với nhựa… nhưng cách tiếp cận vừa khoa học lại vừa nghệ thuật thế này thì thực sự mới” - B.Trâm (sinh viên ĐHKT, TP.HCM) chia sẻ.

“Có gần 30 người tham gia dự án, đều là dân bận rộn, lại có bạn ở tận Pháp, Mỹ, khó khăn của chúng mình nhiều vô kể mà lớn nhất chắc phải là việc sắp xếp thời gian để phù hợp với tất cả mọi người” - Gem, Project Manager của Loài Plastic kể. Mặc cho những thử thách về vấn đề địa lý, team Loài Plastic đã thành công trong việc tạo nên một triển lãm vừa đầy màu sắc công nghệ lại nâng cao nhận thức một cách rất “dễ thấm”.

Nói “Có” với công nghệ trong cuộc chiến bảo vệ môi trường

Việc hoàn toàn không sử dụng nhựa, theo Maxk Nguyễn, vẫn còn là chuyện bất khả kháng. Cái chúng ta làm là dần dần hạn chế song song với tìm giải pháp thay thế. Buổi triển lãm Loài Plastic với hình ảnh quái vật thân thiện là một cách tiếp cận không phán xét, đơn giản là một cuốn giáo khoa cung cấp thông tin về nhựa cho mọi người. Xuất phát điểm ý tưởng của đội ngũ Loài Plastic hoàn toàn không “đao to búa lớn”. “Chẳng mấy người để ý đến lát xà lách trong miếng sandwich, nhưng sự thật là mọi người đã hấp thụ dinh dưỡng trong rau - thứ mà ít người thích ăn khi nó đứng một mình -  một cách vô thức. Và đó là mục tiêu của dự án chúng mình.” - Maxk bộc bạch.

“Loài” Plastic – Khi công nghệ và môi trường đứng cùng chiến tuyến ảnh 3

Anh chia sẻ thêm: “Quãng đường từ nhận thức tới hành động thật ra rất dài. Nhưng việc các bạn chú ý đến một triển lãm về môi trường, chấp nhận đến để chiêm ngưỡng những thứ chúng mình tạo ra đã là những bước đầu tiên trong hành trình vì môi trường. Chúng mình không dám nói rằng đừng sử dụng nhựa, chỉ mong mọi người hãy hạn chế chúng, có thể bắt đầu từ những điều nhỏ xíu, như thẻ đeo của ban tổ chức và khách mời không có miếng nhựa nhỏ nhỏ như mọi khi, hay cách team gửi email nhắn nhủ mọi người không mang đồ nhựa vào triển lãm”.

Theo Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG
Những vụ ồn ào học đường trong tuần qua khiến dư luận và mạng xã hội bức xúc
Những vụ ồn ào học đường trong tuần qua khiến dư luận và mạng xã hội bức xúc
HHT - Cô giáo ở TP.HCM xin phụ huynh hỗ trợ tiền mua laptop, giáo viên ở Hà Nội có hành vi thiếu chuẩn mực với học sinh ngay trong lớp học, giáo viên Tiểu học phân công phụ huynh mang chổi đến trực nhật lớp, phụ huynh xông vào lớp hành hung học sinh... là những vụ ồn ào học đường khiến cộng đồng mạng "phải nói chuyện nhiều" trong tuần qua.

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.
Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

HHT - Cơn bão Helene đang hướng về phía bang Florida (Mỹ), nơi nó được dự báo sẽ đổ bộ và trở thành một cơn bão lịch sử. Theo các số liệu thì cơn bão này có thể lớn hơn (về kích thước) và còn mạnh hơn, hoặc ít nhất là mạnh ngang bão Yagi khi đổ bộ. Hình ảnh vành mây của nó trông đã rất đáng sợ, như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên.