Lời thoại "Reply 1988" vào đề thi Văn: Hóa ra thầy cô vẫn "tàu ngầm" nằm lòng gu học trò!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đề thi học sinh Giỏi môn Ngữ Văn luôn nhận được sự chú ý của cư dân mạng với những cách liên hệ rất tinh tế đến sở thích, mối quan tâm của Gen Z. 

Gần đây, trong đề thi học sinh Giỏi (HSG) THCS cấp Tỉnh của tỉnh Quảng Nam, câu hỏi Nghị luận xã hội đã khiến nhiều netizen "thả tim" nhiệt tình vì không chỉ nắm bắt được góc nhìn của Gen Z mà còn khéo léo trích dẫn bộ phim Hàn Quốc đình đám một thời Reply 1988.

Lời thoại "Reply 1988" vào đề thi Văn: Hóa ra thầy cô vẫn "tàu ngầm" nằm lòng gu học trò! ảnh 1

Đề thi này đã nhanh chóng nhận được "bão like" của Gen Z vì tính thời sự và xu hướng.

Nguyên văn đề bài như sau:

a) Trong bộ phim "Reply 1988", sau những ứng xử thiếu tinh tế đối với cô con gái tên Duksun, người bố giãi bày:

Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố.

b) Trong bài viết "Nếu ba mẹ lỡ không may đi xa lạc mình, hãy chỉ đường, hướng dẫn, kéo tay ba mẹ với nhé!", nhà báo Trần Thu Hà chia sẻ:

Mẹ tuy nhiều tuổi hơn nhưng về việc làm mẹ, mẹ cũng chỉ bằng tuổi con. Con lúng túng, mẹ cũng lúng túng; con sai lầm, mẹ cũng sai lầm. Con thất vọng về mẹ có khi còn ít hơn mẹ thất vọng về chính mình nữa.

Từ những lời tâm sự trên, em hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề: Sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ.

Lời thoại "Reply 1988" vào đề thi Văn: Hóa ra thầy cô vẫn "tàu ngầm" nằm lòng gu học trò! ảnh 2

Câu thoại nổi tiếng đang được Gen Z chia sẻ rầm rộ trở lại trên MXH. Ảnh: Internet

Với yêu cầu của đề bài, đây là đề thi dạng mở, yêu cầu các bạn học sinh nêu quan điểm, góc nhìn riêng. Nhiều bạn đánh giá cao đề thi bởi tính nhân văn và thời sự trong đó:

“Đề bài thật ý nghĩa, có khi hết 150 phút cũng không thể viết hết được. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái cần sự thấu hiểu thì mới có thể gắn kết chặt chẽ được”.

“Tán dương cho người nghĩ ra đề bài này. Nhất là khi trẻ em ngày nay đối diện quá nhiều vấn đề và dễ lâm vào trầm cảm. Đề bài đòi hỏi các thí sinh đặt mình vào vị trí của chính những người con trong mối quan hệ với cha mẹ để đưa ra ý kiến bản thân”.

“Mong các bạn trẻ sau khi viết bài có thể tăng thêm tình cảm và sự thấu hiểu cho cha mẹ. Cha mẹ vốn luôn yêu thương con cái, chẳng qua là cách thể hiện đúng hoặc chưa đúng thôi”.

Trước đó, không ít lần đề thi môn Ngữ Văn nhận được sự thích thú của dân mạng. Đề thi giữa học kỳ 2 của trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cũng khiến Gen Z nói chung và ARMY (tên fandom của BTS) phấn khích khi bài phát biểu của nhóm BTS "Đừng nhìn nhận là Thế hệ mất mát, hãy gọi đây là thế hệ đón chào" tại kỳ họp thứ 76 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Lời thoại "Reply 1988" vào đề thi Văn: Hóa ra thầy cô vẫn "tàu ngầm" nằm lòng gu học trò! ảnh 3

Bài phát biểu của BTS đã được trích vào đề thi giữa kỳ của trường THPT Nguyễn Tất Thành.

Bài phát biểu này cũng được trích vào đề thi chọn học sinh Giỏi lớp 12 THPT cấp Tỉnh của tỉnh Bình Thuận.

Lời thoại "Reply 1988" vào đề thi Văn: Hóa ra thầy cô vẫn "tàu ngầm" nằm lòng gu học trò! ảnh 4

Đề thi chọn học sinh Giỏi lớp 12 cấp Tỉnh của tỉnh Bình Thuận.

Trước sự "bắt trend" của đề thi, nhiều Gen Z đưa ra cảm nhận tích cực. Bạn Hoàng Hà (lớp 12 trường Phổ thông Năng Khiếu, ĐHQG TP.HCM) bày tỏ, với những đề thi Văn tiếp cận được xu hướng người trẻ như hiện nay sẽ tạo cơ hội để học sinh trình bày suy nghĩ của mình mà không bị lo "trùng ý".

Bạn Thanh Sơn (lớp 10, trường THPT chuyên Hà Nội - Armsterdam) chia sẻ, những đề thi này sẽ khiến teen mạnh dạn đưa ra quan điểm bản thân, thay vì chỉ rập khuôn như những vấn đề quá quen thuộc trong môn Ngữ Văn.

Lời thoại "Reply 1988" vào đề thi Văn: Hóa ra thầy cô vẫn "tàu ngầm" nằm lòng gu học trò! ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.