Lối về nẻo thiện

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

Học chữ khi đã qua nửa đời người

Chúng tôi có dịp tận thấy lớp học đặc biệt tại trại giam Đắk Trung (đóng chân trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) dành cho các phạm nhân đang chấp hành án tại đây. Trong không gian tĩnh lặng của khu trại, giọng đọc với đủ thanh âm của nhiều lứa tuổi vang lên văng vẳng.

“Học sinh” Giàng A V (SN 1970) đang uốn từng nét chữ trên đôi tay đã chai sạn bởi một đời làm nương rẫy. Cách thể hiện tình cảm qua nét chữ, dù ngây ngô nhưng rất chân thật. Khuôn mặt khắc khổ của người đàn ông 55 tuổi chăm chú cao độ lên từng nét trên bảng.

Lối về nẻo thiện  ảnh 1

Lớp học xóa mù chữ cho các phạm nhân tại trại giam Đắk Trung

Giàng A V là người dân tộc Mông, sinh sống tại xã Cư Kbang, huyện biên giới Ea Súp (Đắk Lắk). Cuộc sống nghèo khổ, không biết chữ, Giàng A V không nhận thức được hậu quả, tác hại của ma túy, trong phút sai lầm đã vi phạm quy định của pháp luật. Cái giá phải trả cho tội “vận chuyển trái phép chất ma túy” là 20 năm tù.

Phạm nhân V kể, quê ở tỉnh Hà Giang, vì nghèo khó nên một chữ bẻ đôi cũng không biết. Năm 2006, gia đình theo người quen di cư vào Đắk Lắk sinh sống. Cuối năm 2022, khi đang đi làm rẫy, có một người đàn ông lạ mặt nhờ cầm hộ một bao đi khoảng cây số trả 2 triệu đồng tiền công. Không biết bên trong bao có gì, nhưng V làm theo người lạ mặt. Ông bị công an bắt và phải trả giá cho việc làm sai của mình.

Sau khi vào trại giam chấp hành án, Giàng A V xin học lớp xóa mù. “Trước đây chỉ đi rừng, đi rẫy, bảo cầm cuốc thì dễ, chứ cầm bút rất chật vật, tuổi lại cao, học gì cũng khó nhưng tôi vẫn cố gắng được chữ nào hay chữ đấy. Qua một thời gian chăm chỉ học, giờ đây, tôi có thể đánh vần từng dòng chữ trong sách để hiểu hơn về pháp luật”, Giàng A V cho biết.

Nhận án phạt 10 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy, Võ Văn T (SN 1980, trú TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) khi vào chấp hành án tại trại giam, vẫn chưa biết chữ.

Sau khi tham gia lớp học xóa mù chữ và chăm chỉ rèn luyện, bây giờ, anh đã tự tin với từng con chữ, có thể đọc thư của người thân. Trước đây T làm nghề thợ mộc để nuôi sống gia đình. Cũng vì không hiểu biết pháp luật, không biết chữ, T đã sa chân vào con đường tội lỗi.

“Thấy tôi nỗ lực thay đổi bản thân, đặc biệt là tiến bộ trong việc học chữ, vợ và các con đều rất vui, bản thân có thêm động lực để cải tạo tốt hơn. Sau khi ra tù, tôi trở lại nghề mộc bằng con chữ được học trong trại giam, nhất định sẽ sống lương thiện”, T chia sẻ.

Tại đây, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của đại úy Trần Thị Thu Trang, cán bộ giáo dục Trại giam Đắk Trung, trực tiếp đứng lớp. Đại úy Trang chia sẻ, đa số phạm nhân lớp xóa mù là người dân tộc thiểu số.

Nhiều người phạm tội cũng vì không biết chữ, nhận thức chưa đầy đủ. Họ đều lớn tuổi nên tiếp thu kiến thức rất chậm. Quan trọng nhất là thay đổi được tư duy của phạm nhân, thổi vào họ niềm yêu thích học tập. Người giáo viên kiên trì, vừa chỉ bảo, uốn nắn lại vừa động viên phạm nhân.

Mỗi khóa học xóa mù chữ có khoảng 40 học viên, chia thành 2 lớp thuộc 2 phân trại, trong đó 80% phạm nhân theo học là người dân tộc thiểu số. Khóa học thực hiện theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn xóa mù chữ cấp độ 1 sẽ học 18 tháng.

Mục tiêu kết thúc khóa học, các học viên có thể đọc, viết và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cơ bản. Lớp học xóa mù chữ tại trại giam Đắk Trung còn nhen nhóm ý chí hoàn lương cho những phận đời lầm lỗi.

Gieo hạt lành

Chiều đến, bên cánh rừng cao su hun hút thăm thẳm, tiếng lá reo lên cùng với nắng vàng hanh hao, tiếng đục, đẽo, tiếng leng keng va vào nhau rộn lên một góc. Những người “thợ” đang chăm chú, tỉ mẩn thực hiện từng thao tác trên sản phẩm của mình dưới sự hướng dẫn của cán bộ quản giáo. Đó là khu vực xưởng cơ khí, được phân chia thành các khu gồm mộc, cơ khí, sửa chữa xe máy.

Đôi tay thoăn thoắt cùng chiếc bào lướt nhẹ trên tấm gỗ, phạm nhân Nguyễn Thành C (SN 1997, huyện Krông Ana) như một người thợ lành nghề. C phụ học nghề mộc đầu năm 2024. Vào đây thấm thía nỗi nhớ gia đình, người thân. Đây cũng là động lực để phạm nhân này kiên trì theo học và có kế hoạch sau này trở về cộng đồng có thể mở xưởng nhỏ vừa làm kinh tế vừa giúp đỡ thanh niên khó khăn ở địa bàn.

Lối về nẻo thiện  ảnh 2

Hằng năm, trại giam phối hợp đào tạo nghề cho phạm nhân

Vì sự bồng bột của tuổi trẻ, không kiềm chế được bản thân, phải tới lúc nhận bản án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích, phạm nhân Nguyễn Thành C mới như bừng tỉnh. Những tháng ngày sau cánh cổng trại giam, C đã ăn năn hối cải và tích cực cải tạo.

Tỉ mỉ hướng dẫn các phạm nhân khác hoàn thành sản phẩm của mình, phạm nhân Phạm Văn Đ (SN 1973, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) cho biết, Đ được giao nhiệm vụ làm Đội trưởng đội mộc. Phạm nhân Đ vào trại vì tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và nhận mức án 9 năm tù.

Khi mới vào trại, Đ hoàn toàn không có chút kiến thức gì về nghề mộc. Nhưng nhờ sự chỉ dẫn tận tình của các cán bộ quản giáo, sau 3 năm kiên trì học hỏi, giờ đây phạm nhân Đ đã có thể tự tay chế tác các sản phẩm như giường, tủ, bàn ghế, cửa...

“Tôi dự định sau khi chấp hành xong án phạt, sẽ mở một xưởng mộc nhỏ để mưu sinh, nuôi gia đình”, phạm nhân Đ cho biết.

Lối về nẻo thiện  ảnh 3
Lối về nẻo thiện  ảnh 4

Nhiều phạm nhân có thể chế tác các sản phẩm

Đại tá Lê Trọng Ngà, Phó Giám thị Trại giam Đắk Trung cho biết, hằng năm, trại giam phối hợp đào tạo nghề cho khoảng 200-300 phạm nhân, ưu tiên cho các đối tượng trẻ, sắp hết án. Sau 3 tháng học nghề, các phạm nhân được cấp chứng chỉ nghề trình độ sơ cấp. Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, Ban Giám thị trại giam xây dựng chương trình, kế hoạch và phấn đấu đào tạo nghề cho phạm nhân đạt tỉ lệ từ 65-70%/năm.

Trại giam Đắk Trung, Bộ Công an đóng chân trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây hiện đang có hơn 3.000 phạm nhân gồm nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi.

Đại tá Lê Trọng Ngà, Phó Giám thị Trại giam Đắk Trung cho biết, đa số phạm nhân được đưa đến Trại giam Đắk Trung đều chưa có nghề nghiệp. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Công an và lãnh đạo Cục 10, Ban Giám thị Trại giam Đắk Trung đã tổ chức đào tạo nhiều nghề thiết thực, phù hợp cho phạm nhân.

MỚI - NÓNG
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
TPO - Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Chuyện cựu binh 10 năm chiến đấu ở Khánh Hòa

Chuyện cựu binh 10 năm chiến đấu ở Khánh Hòa

TP - Nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Khánh Hòa hoàn toàn giải phóng, trong tâm trí Đại tá Nguyễn Văn Thành vẫn chưa quên những ký ức về 10 năm chiến đấu gian khổ mà hào hùng trên mảnh đất này. Ở tuổi xưa nay hiếm, vị Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa năm xưa vẫn nhớ rõ từng thời khắc lịch sử, đặc biệt là giây phút vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.
Sinh viên học sinh phát động phong trào đấu tranh chính trị, tháng 3/1966

Hào hùng một thời hoa lửa

TP - “Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát. Trật tự được ổn định, đón lực lượng vũ trang và cán bộ chiến sĩ, chính quyền cách mạng vào tiếp quản Đà Lạt gần như nguyên vẹn vào ngày 3/4/1975”, ông Nguyễn Trọng Hoàng, Cựu Bí thư Đoàn học sinh, sinh viên Đà Lạt nhớ lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng cách đây tròn 50 năm.
Đường số 7

Nhân chứng đường số 7

TP - Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc. Và cả chuyện về những đứa trẻ ngày ấy trong cuộc chạy loạn đã ngót nghét 60 tuổi, giờ con cái đề huề, người tìm thấy cha mẹ ruột, người trông ngóng mỏi mòn.
Trận then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên

Trận then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên

TP - Đã 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức ngày tháng chiến đấu hào hùng đó vẫn còn nguyên vẹn trong mỗi người lính làm nên chiến thắng năm xưa. Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 đã mở màn thắng lợi cho Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt lịch sử quan trọng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

TP - Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Người dân mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Ảnh: Hòa Hội

Chìm dần chợ nổi miền Tây - bài cuối: Bảo tồn văn hóa chợ nổi, hành động ngay

TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.