Lớp học giới tính: Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để… trị mụn được không?

Lớp học giới tính: Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để… trị mụn được không?
HHT - Chuẩn luôn đấy! Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng khi bạn biết chính xác nguyên nhân gây mụn của mình, nếu không sẽ bị phản tác dụng.

Phòng mạch bác sĩ Tò Mò và Khôn Lớn

Em nghe một người bạn cùng lớp “mách nhỏ” là có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để… trị mụn. Có đúng như thế không ạ?

Tác dụng của các sản phẩm vệ sinh phụ nữ phần lớn là chống lại nấm và vi khuẩn âm đạo. Một số loại nấm và vi khuẩn này lại có “anh chị em” tương tự gây các loại mụn li ti trên mặt (phần lớn là mụn li ti vùng trán, không có hoặc ít nhân mụn). Dung dịch này cũng khá nhẹ nhàng với da (vì được dùng cho vùng kín mà), nên các bác sĩ đôi khi khuyên dùng để “trị” mụn ở mặt luôn.

Lớp học giới tính: Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để… trị mụn được không? ảnh 1

Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng khi bạn biết chính xác nguyên nhân gây mụn của mình, nếu không sẽ bị phản tác dụng í. Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn: Mụn do rối loạn nội tiết (mụn tuổi teen), mụn do cơ địa tăng tiết chất nhầy, mụn do da dễ viêm… Nếu không biết loại mụn của mình là gì mà cứ “phang” thuốc được “mách nhỏ” thì da không những không bớt mụn mà còn tăng tình trạng kích ứng da nữa. Trước khi sử dụng bất kì sản phẩm trị mụn nào, teen nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để “bắt đúng bệnh” thì mới trị bệnh được nhé!

Mình bị ra mồ hôi tay rất nhiều. Mồ hôi tuy không có mùi nhưng làm tay rất trơn và làm mình ngại tiếp xúc với người khác (đặc biệt là khi… nắm tay “gấu” í). Mình nghe nói có thể làm phẫu thuật cắt hạch giao cảm để giảm tiết mồ hôi, không biết nó thật sự có tác dụng không nhỉ?

Lớp học giới tính: Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để… trị mụn được không? ảnh 2

Có rất nhiều người bị “bệnh ướt át” này không chỉ ở tay mà còn ở bàn chân, lưng, vùng dưới cánh tay nữa. Lý do là các hạch giao cảm chịu trách nhiệm cho việc tiết mồ hôi này làm việc hơi “quá đà”. Phẫu thuật cắt bỏ một số hạch nhất định là để giảm các kích thích thần kinh từ các hạch này đến các tuyến tiết mồ hôi, từ đó làm giảm tiết mồ hôi.

Tuy nhiên, phẫu thuật này thật ra rất nguy hiểm vì các hạch này nằm rất gần các tuyến thần kinh quan trọng, nếu có sơ suất có thể dẫn đến tê liệt hay đau nhức kéo dài. Có người sau khi cắt hạch thì giảm hẳn tiết mồ hôi. Nhưng cũng có người cắt xong cũng “ướt át”. Lại còn có những trường hợp “oái oăm” hơn khi giảm tiết chỗ này (tay, chân) lại tăng tiết chỗ khác (lưng, thậm chí là vùng bẹn); hoặc mồ hôi chỉ “trốn” đi thời gian đầu sau đó lại “tìm đường quay về” làm “khổ chủ” “ướt át” như cũ. Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyên các điều trị không xâm phạm (không phẫu thuật) để làm giảm hoạt động của hệ giao cảm như các bài tập yoga, tập thiền, giảm bớt căng thẳng… Cắt hạch chỉ thật sự cần thiết khi chúng làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt thôi!

Lớp học giới tính: Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để… trị mụn được không? ảnh 3

Lắc não chọn câu đúng

Có thể thức khuya cả tuần rồi ngủ bù vào cuối tuần cũng được không?

A. Có

B. Không

Nếu bạn nghĩ chỉ cần ngủ nhiều hơn vào cuối tuần cũng đủ để “nạp lại năng lượng” cho những ngày thức khuya thì “bé cái nhầm”! Đáp án đúng là câu b nhé! Bộ não cũng giống như một… cục pin điện thoại vậy. Nếu chăm sóc cho pin đúng cách thì pin sẽ bền lâu và sử dụng được tốt hơn. Còn nếu liên tục đặt pin vào tình trạng stress (thức khuya), làm việc quá tải… thì “độ nhạy” và “tuổi thọ” pin giảm đáng kể đấy! Cho dù tổng số giờ ngủ là bằng nhau (ngủ đều mỗi đêm = ngủ ít trong tuần rồi ngủ nướng cuối tuần), nhưng “sử dụng” bộ não theo cách thứ hai dẫn đến hai tác hại chính:

- Làm rối loạn “giờ sinh học”: Cơ thể sinh ra để thích nghi, trạng thái nghỉ ngơi sẽ được điều chỉnh theo một giờ ngủ cố định. Nếu cứ bắt nó “lên xuống” thất thường như vậy thì những giấc ngủ của bạn sẽ nông hơn, ngủ không được thẳng và ngon giấc, gặp tình trạng khó ngủ buổi tối còn sáng dậy thì uể oải.

- Mỗi ngày, ngủ là thời gian cơ thể “hồi phục” sau cả ngày dài mệt mỏi. Việc “hồi phục” này cần được làm hằng ngày để đảm bảo “bộ máy” chạy được “đường dài”. Một giấc ngủ dài sau nhiều ngày thức khuya có thể làm bạn thấy thoải mái hơn, nhưng vẫn không đủ để các bộ phận trong cơ thể “hoạt động” trơn tru đâu. Dần dần sẽ làm cơ thể yếu hơn, hoạt động trao đổi chất “ì ạch” hơn và đầu óc kém nhanh nhạy hơn.

Lớp học giới tính: Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để… trị mụn được không? ảnh 4

Uống gì ngày “đèn đỏ”

Danh sách đen: Những thức uống hạn chế dùng gần, hoặc trong ngày nguyệt san ghé thăm:

Cà phê: Một ly cà phê chứa nhiều đường và nhiều cafein sẽ làm “náo loạn” cả chu kì nguyệt san của kẹp nơ đấy. Các tác động đó là làm chu kì đến trễ hơn, kéo dài hơn (rong kinh trong 3,4 ngày); lại còn tăng các triệu chứng “chíu khọ” như đau bụng, đau lưng, tức ngực… do nguyệt san đem lại.

Nước có gas và cồn: Giống như cà phê, hai loại thức uống này sẽ làm cơ thể chịu nhiều stress hơn, trong khi những ngày nguyệt san thì cơ thể đã ở trong tình trạng “yếu đuối” nhất rồi í. Nhưng nước ngọt có gas và cồn còn “bòn rút” hết nước trong cơ thể do tính hút nước của chúng, nên dễ làm cơ thể thiếu nước, thường hay mệt mỏi và uể oải.

Nước dừa: Nước dừa rất thân thiện trong những ngày khỏe mạnh, vừa ngọt mát lại chẳng có chất hóa học nào làm hại cơ thể. Nhưng uống nước dừa trong ngày “đèn đỏ” sẽ làm tăng triệu chứng chướng bụng (bloating) rất khó chịu. Nước dừa còn làm tăng lượng kinh nguyệt do tính mát của nó, nên hơi bất tiện cho các kẹp nơ khi hoạt động, sinh hoạt trong những ngày này.

Lớp học giới tính: Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để… trị mụn được không? ảnh 5

Danh sách thân thiện:

Nước lọc: Thật đơn giản nhưng nước lọc chính là loại nước cơ thể cần nhất lúc này. Uống đủ nước giúp quá trình chuyển hóa được “trơn tru” hơn. Hãy đặc biệt lưu ý uống đủ lượng nước (2 - 2,5 lít/ ngày) để làm “dịu nhẹ” tình hình “đèn đỏ” nhé!

Nước trà: Là giải pháp thay thế cho những bạn nào muốn tỉnh táo mà không cần “nhờ vả” đến các chất chứa cafein hay nước ngọt có gas.

Nước ép củ dền: Nguyệt san làm cơ thể mất một lượng máu lớn, do đó lượng sắt cũng giảm đi đáng kể. Mất sắt sẽ làm tâm trạng mệt mỏi, suy nghĩ kém nhanh nhạy hẳn và gây choáng, chóng mặt nhức đầu… Nước ép củ dền với hàm lượng sắt cao giúp cơ thể bù lại lượng đã mất đó!

ÉN NÌ

Trân trọng cảm ơn CTV Trang Phương Trinh (ĐH Y của Johns Hopkins, Mỹ) đã hiệu đính cho bài viết

MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm