Lớp học giới tính: "Tẩy sáng" vùng nhạy cảm đúng cách?

Lớp học giới tính: "Tẩy sáng" vùng nhạy cảm đúng cách?
HHT - Mọi thắc mắc về sức khỏe, giới tính teen hãy gửi mail về địa chỉ email: lophocgioitinh.hht@gmail.com để được tư vấn giải đáp nhé!

"Vùng dưới cánh tay của tớ bị thâm, làm tớ không thể nào “gom” đủ tự tin để diện những chiếc áo tank top, đầm hai dây hay bikini mùa hè được. Có cách nào để “tẩy sáng” vùng nhạy cảm này không nhỉ?" - Minh Minh (Q.Tân Phú, TP.HCM)

Theo Bác sĩ Huỳnh Cao Cường (Phòng khám CC-clinic), nguyên nhân vùng dưới cánh tay bị thâm thường “rơi” vào:

- Do tăng sắc tố da vùng da dưới cánh tay do các nguyên nhân bên ngoài như việc sử dụng các loại khử mùi “rởm” hay uống các loại thuốc trắng da không rõ nguồn gốc (làm trắng chỗ này nhưng… “đen” chỗ khác).

- Tuổi dậy thì “bùng nổ”: Rối loạn thay đổi nội tiết tố.

- Do “trời sinh”: Rối loạn tăng tiết quá mức mồ hôi vùng dưới cánh tay hay bị “chập chờn” hệ thần kinh giao cảm.

- Việc vệ sinh, “phát quang” vi-ô-lông không đạt “chuẩn năm sao”. Wax, cạo, hay dùng nhíp nhổ dễ gây tổn thương da (bạn chỉ nên dùng kem tẩy lông cho vùng da siêu “đỏng đảnh” này thôi nhé!

“Phương án” đầu tiên để “say hello” với áo ba lỗ mùa Hè là hãy thay đổi cách vệ sinh, chăm sóc da của teen hằng ngày cũng như khám và chữa trị các bệnh lý liên quan. Còn nếu “nặng đô” hơn, thì đã có “phương án B” cho những “vùng tối” lâu năm, đó là “làm sáng” bằng tia laser. Tia laser sẽ đi sâu vào da, tác động trực tiếp lên các sắc tố làm thâm, đen da là melanin, từ đó làm trắng sáng vùng da dưới cánh tay. Chi phí cho một lần “bắn sáng” rơi vào khoảng 200K - 500K và tùy vào “level” mà có từ 5 - 10 lần điều trị nhé!

Ngoài ra thâm vùng da dưới cánh tay còn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nên ngoài việc đi “tẩy trắng” thì teen cũng nên khám sức khỏe cho đảm bảo!

Lớp học giới tính: "Tẩy sáng" vùng nhạy cảm đúng cách? ảnh 1

Sau khi “hủy niêm phong” khi “có chữ X thứ 3” lần đầu tiên rồi thì những lần sau “cô bé” sẽ không còn bị đau nữa.

a. Đúng

b. Sai

Khi “có chữ X thứ 3” lần đầu tiên, “cô bé” sẽ bị đau và hơi rát một tí do “ấn niêm phong” màng trinh bị rách. Thường thì những lần sau đó, các kẹp nơ sẽ không phải trải qua chuyện-đau-khổ này lần nào nữa. Tuy nhiên, có nhiều loại “ấn niêm” rất “cứng đầu”, không chịu rách hoàn toàn cho tới vài lần sau đó. Còn một lý do khiến “cô bé” cực kì khó chịu khi làm “chuyện đó”, xuất phát từ chính phe “kẹp nơ” luôn, đó là quá căng thẳng. Khi căng thẳng thì “vùng kín” cũng khép lại, và “cô bé” có ít chất bôi trơn hơn nên dễ bị đau, rát. Bởi vậy chỉ nên làm chuyện đó khi tâm lý sẵn sàng và “phòng bị” đầy đủ với bao cao su.

Lớp học giới tính: "Tẩy sáng" vùng nhạy cảm đúng cách? ảnh 2

Cách dùng baking soda để “trấn loạn” tủ đồ

Ngoài công dụng nấu ăn, baking soda còn được “các bà nội trợ kiểu Mỹ” dùng để “trấn loạn” các rắc rối trong tủ đồ. Cùng “học lỏm” “bí kíp” này nhé !

Lớp học giới tính: "Tẩy sáng" vùng nhạy cảm đúng cách? ảnh 3

Dùng baking soda để tẩy các vết ố, bẩn trên giày thể thao, giày vải cũ: Trộn một muỗng canh dấm trắng, một muỗng canh baking soda và một muỗng nước nóng thật đều đến khi sánh mịn. Dùng cọ quét đều hỗn hợp này lên đôi giày cũ và để khô qua một ngày. Sau đó chỉ cần đập hai chiếc giày vào nhau để rũ hết phần bột bám trên đó rồi đem rửa sạch giày với nước, bạn sẽ thấy đôi giày cũ “từ vịt hóa thiên nga” ngay.

“Trợ thủ” ngày mưa: Ngày mưa, giày bị ẩm, bí sẽ có những “mùi lạ” xuất hiện và không chịu “bay” đi, mà giặt giày thì không thể khô nhanh được và còn nhanh bị hư chất vải. Hãy lót một miếng giấy ăn vào bên trong đôi giày và đổ baking powder vào rồi để ở nơi khô thoáng. “Mùi lạ” sẽ nhanh chóng bị hút đi, “đánh bay” luôn nỗi lo “hân chôi”.

Lỡ làm bẩn chiếc áo trắng yêu thích: Trộn một muỗng baking soda và ít nước để được hỗn hợp sệt rồi dùng bàn chải chà hỗn hợp đó vào vết bẩn trên quần áo (dính nước sốt, bị rỉ sắt bám vào,…). Sau đó để khô rồi giặt sạch lại là được nhé!

Baking soda rất dễ tìm mua ở các cửa hàng bán vật dụng làm bánh với giá chỉ từ 50 - 80K cho một hộp lớn dùng thoải-mái-con-gà-mái luôn nha!

ÉN NÌ

Cảm ơn CTV Trang Phương Trinh (ĐH Y của Johns Hopkins, Mỹ) đã hiệu đính cho bài viết

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm