Màn đấu trí thú vị bằng trò chơi ‘lày cỏ’ trên cao nguyên

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trò chơi “lày cỏ” của bà con người Tày, Nùng là màn đấu trí thú vị khi đòi hỏi người chơi phải tập trung, khéo léo, bắt bài được đối phương.

Có dịp tham gia các lễ hội hoặc chương trình văn hóa, văn nghệ của bà con người Tày, Nùng trên cao nguyên Đắk Lắk, du khách có cơ hội thưởng thức trò chơi “lày cỏ” vô cùng đặc biệt.

"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng. Cách chơi "lày cỏ" gần giống như oẳn tù tỳ của người Kinh, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Mỗi lượt chơi chỉ có hai người và có trọng tài.

Màn đấu trí thú vị bằng trò chơi ‘lày cỏ’ trên cao nguyên ảnh 1

Các chị, mẹ chơi trò "lày cỏ"

Khi chơi, người chơi cùng đồng thanh hô một con số. Số nào là do mình chọn. Xòe ra mấy ngón tay, tùy mình thích. Miễn sao cộng các ngón tay hai người khớp lại, vừa đúng với số mà mình hô. Do đó, người chơi phải phán đoán xem đối phương xòe ra ngón tay như thế nào để đưa ra kết quả, đồng thời phải đổi mới cách xòe tay không theo quy luật nào để đối phương không đoán được.

Nếu đối phương xòe tay ra theo quy luật và bị bắt bài thì gọi là bắt được ngựa, tiếng địa phương là “pắt mạ”. Nếu hai bên nói kết quả đúng và trùng nhau thì hòa, gọi là “Thồng sỉnh mạ”. Nếu một bên thua liên tiếp mà không giành được bất cứ điểm nào thì gọi là “pạc pản” có nghĩa là “nốc ao”, sẽ chịu gấp đôi hình phạt. Nếu bên nào giành được chiến thắng, bên thua phải chịu hình thức “phạt”, có thể uống một chén rượu hoặc chung nhau chén rượu…

Chị Lành Thị Hồng (người Tày, thôn 2, xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) cho hay, bản thân đã biết chơi trò “lày cỏ” từ khi còn nhỏ. Lúc ấy, chị chứng kiến các bà, mẹ quay quần bên nhau cùng “lày cỏ” khi đêm xuống. Cứ thế, chị biết được cách hô và luật chơi.

Cụ thể, trò chơi này quy định, khi hô phải có “đuôi”. Đuôi" ở đây có nghĩa là nhịp của câu nói, chữ cuối được ngân lên và kéo dài, gọi là “lày mỳ thang”. Đơn cử số 3 hô là "Slam tỉm slam", số 4 là "Slế hồng slế", số 6 là "Loọc woáy loọc"... Khi người chơi đọc số, tựa như đang gieo vần bản nhạc. Và bản nhạc này rất đặc biệt, do chính người tham gia chơi tạo nên, rất hấp dẫn và cuốn hút.

Chị Hồng cho biết thêm, “lày cỏ" không phân biệt tuổi tác, nam hay nữ, già- trẻ. Khi có dịp tụ họp, bà con sẽ chơi “lày cỏ”, tạo không khí sôi động, thắt chặt tình kết, cùng nhau gìn giữ văn hóa dân tộc.

Màn đấu trí thú vị bằng trò chơi ‘lày cỏ’ trên cao nguyên ảnh 2

Các bên cùng chúc nhau ly rượu khi chơi trò "lày cỏ"

Chị Nguyễn Thị Ngọc (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chia sẻ, biết đến trò chơi dân gian “lày cỏ” khi đi Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc (xã Cư Êwi). Dù không biết chơi nhưng nhìn các chị, các mẹ hăng say đọc số, ra hiệu tay rất hấp dẫn. Lúc chơi, hai bên rất hào hứng, nở nụ cười hào sảng. Đúng như tinh thần của trò chơi dân gian, mọi người vui là chính, ai thua cũng vui vẻ chịu phạt 1 ly rượu.

Ông Nguyễn Quốc Viện- Chủ tịch UBND xã Cư Êwi cho hay, bà con Tày, Nùng ở địa phương gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong đó có trò chơi dân gian “lày cỏ”. Khi cộng đồng hay gia đình Tày, Nùng nơi đây có chuyện vui, dịp lễ hội, không thể thiếu trò chơi “lày cỏ”.

Ông Viện thông tin thêm, việc người dân gìn giữ trò chơi “lày cỏ” là tín hiệu tích cực đối với công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Về phía địa phương, luôn quan tâm đến công tác gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đơn cử, hằng năm, sau Tết Nguyên đán (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng), UBND xã Cư Êwi thường tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc.

Tại đây, bà con các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đang sinh sống trên địa bàn xã và các địa phương khác sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống, đồng thời là nơi để bà con gặp gỡ giao lưu, thắt chặt đoàn kết, xây dựng quê hương giàu đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.

Màn chơi trò "lày cỏ" rất hấp dẫn

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.