Mỗi bạn nữ lại có một nỗi sợ khác nhau khi đến kỳ Nguyệt san, bạn sợ gì nào?

Mỗi bạn nữ lại có một nỗi sợ khác nhau khi đến kỳ Nguyệt san, bạn sợ gì nào?
HHT - Cùng "giải mã" nỗi sợ hãi của các cô gái mỗi khi "bà dì" ghé thăm nhé!

Bạn sợ cảm giác “lộn xộn” ở bụng? Đó không phải là cảm giác đau mà nó giống như cảm giác mọi cơ quan trong bụng đang bị “lộn tùng phèo”, rất khó chịu!

Giải mã: Đây là dấu hiệu cơ thể bị giữ nước, thêm vào đó là sự co bóp của tử cung để đẩy Nguyệt san ra ngoài lại càng làm cho cảm giác “lộn xộn” này thêm khó chịu. Thông thường, sau khi Nguyệt san “ra đi”, dấu hiệu này cũng tự “biến mất” theo. Nhưng chúng mình cũng có thể “ngăn chặn” triệu chứng này bằng cách trước kỳ Nguyệt san khoảng 1 tuần, ăn nhạt hết sức có thể, vì ăn mặn đồng nghĩa với việc thêm muối vào cơ thể, mà muối sẽ “giúp đỡ” việc giữ nước rất tích cực. Có thể giảm bớt một chút lượng nước uống hàng ngày nếu triệu chứng này gây cho bạn cảm giác quá khó chịu. Với những bạn bị triệu chứng này “hành hạ” ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ có thể kê cho bạn một loại thuốc lợi tiểu, để bạn đi tiểu nhiều hơn, tống khứ nước khỏi cơ thể nhanh hơn. Tuy nhiên, cách này là cách bất đắc dĩ vì nó cũng sẽ đẩy nhiều khoáng chất thiết yếu ra khỏi cơ thể, và bạn sẽ phải có một thực đơn ăn “bù” nếu không muốn cơ thể bị phản ứng phụ khác.

Mỗi bạn nữ lại có một nỗi sợ khác nhau khi đến kỳ Nguyệt san, bạn sợ gì nào? ảnh 1

Bạn sợ “mùi” do Nguyệt san gây ra, đôi lúc nó có mùi rất kinh, bạn sợ người khác sẽ ngửi thấy?

Giải mã: Một vài kiểu “mùi” của Nguyệt san thực chất hết sức bình thường. Do “thành phần” của Nguyệt san có bao gồm máu, và trong máu luôn luôn có sắt nên Nguyệt san có thể có mùi tanh, cộng với mùi mồ hôi cơ thể, nó có thể có mùi kiểu như sữa bị chua, bị thiu. Đúng là đôi khi, mùi này rất mạnh và khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhưng yên tâm là nó hết sức bình thường nhé. Và chắc chắn là chỉ có bạn ngửi thấy chứ người ngoài chẳng ai biết gì đâu. Chúng mình bao giờ cũng nhạy cảm hơn với chính cơ thể của mình mà. Chú ý vệ sinh “tam giác giới tính” và thay băng vệ sinh thường xuyên để hạn chế mùi. Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó, bạn thấy mùi này chuyển sang kiểu mùi tanh của cá ươn thì đó là dấu hiệu của viêm nhiễm, bạn phải đi khám ngay thôi.

Bạn sợ cảm giác ngứa ngáy ở “tam giác giới tính”?

Giải mã: Dấu hiệu này thì có vẻ không tốt lắm. Nếu đó là dấu hiệu bắt đầu từ trước khi Nguyệt san ghé thăm vài ngày, đó có thể là do sự sụt giảm của hoóc-môn khiến cho vi khuẩn có điều kiện phát triển nhiều hơn, “tam giác giới tính” vì thế nhạy cảm hơn và dễ ngứa ngáy. Trường hợp này cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và chỉ mặc quần chip với chất liệu cotton là sẽ êm xuôi ngay.

Hoặc bạn cũng cần để ý xem loại băng vệ sinh hoặc tampon mình đang dùng có mùi hương gì không, vì đôi khi bạn cầm BVS sẽ thấy mùi hương đó rất thơm và dễ chịu, nhưng “tam giác giới tính” lại không hề thích nó tí nào, và sẽ “biểu tình” bằng sự ngứa ngáy. Trường hợp này bạn chỉ cần thay loại BVS khác không có mùi là ổn.

Một trường hợp khác nguy hiểm nhất, đó là sự ngứa ngáy kéo dài ngay cả khi Nguyệt san đã chấm dứt và thậm chí gây cho bạn cảm giác rát buốt khi đi tiểu, bạn phải đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Mỗi bạn nữ lại có một nỗi sợ khác nhau khi đến kỳ Nguyệt san, bạn sợ gì nào? ảnh 2

Bạn tò mò về tampon nhưng lại sợ dùng nó vì nó có thể bị “chui tọt” vào trong “tam giác giới tính” và không lấy ra được nữa???

Giải mã: Không có chuyện đó xảy ra đâu. Hầu hết các loại tampon đều có một sợi dây nhỏ để giúp cho việc thay tampon được vệ sinh và dễ dàng. Nếu trong một trường hợp nào đó sợi dây này bị đứt hoặc bị dính vào bên trong, bạn chỉ việc rửa sạch tay, kiếm một cái gương nhỏ và nhẹ nhàng đưa tay vào trong “tam giác giới tính”, lôi nó ra, rất dễ dàng. 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm