Mối đe dọa toàn cầu: Có phải biến thể SARS-CoV-2 từ Ấn Độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cuối cùng thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã gọi biến thể SARS-CoV-2 ở Ấn Độ là mối lo toàn cầu. Nhưng trước đó, cũng đã có nhiều biến thể, chẳng hạn như ở Anh hay Brazil, được cho có khả năng lây nhiễm cao hơn chủng virus gốc. Vậy việc WHO gọi biến thể ở Ấn Độ như vậy có nghĩa gì, và liệu có phải đó hiện là biến thể dễ lây nhiễm nhất thế giới hay không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới nói rằng, họ đã xếp loại lại biến thể SARS-CoV-2 mang 3 đột biến ở Ấn Độ là “biến thể đáng lo ngại”. Điều đó có nghĩa rằng họ coi biến thể này là mối đe dọa y tế toàn cầu.

WHO cũng cho biết sẽ cung cấp thêm chi tiết trong bản báo cáo hằng tuần về đại dịch vào hôm nay. Nhưng họ nói thêm rằng, trong các nghiên cứu sơ bộ, thì B.1.617 (hay được gọi tắt là 617, hoặc “biến thể Ấn Độ”) được thấy là lây lan dễ hơn chủng virus gốc, đồng thời, đã có một số bằng chứng cho thấy nó có thể “né” được một số “hàng rào bảo vệ” của vắc-xin (dù vậy, vắc-xin vẫn được coi là hiệu quả).

Mối đe dọa toàn cầu: Có phải biến thể SARS-CoV-2 từ Ấn Độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới? ảnh 1

Hệ thống y tế ở Ấn Độ đang bị khủng hoảng trầm trọng. Ảnh: Zumapress.

Trước đó, B.1.617 mới chỉ được gọi là “biến thể được quan tâm”.

Vậy mức độ lây nhiễm của biến thể Ấn Độ có phải đang ở mức “vô địch” trên thế giới không?

Trở lại mùa thu năm ngoái, Tom Wenseleers, một giáo sư Sinh học nổi tiếng ở ĐH Leuven (Bỉ), tuyên bố chắc nịch rằng biến thể đang lan tràn ở Anh (B.1.1.7) có thể lây nhiễm nhanh hơn. Ông thậm chí còn đưa ra một biểu đồ để so sánh biến thể này với các loại virus khác.

Nhưng lúc đầu, đa số các nhà khoa học không tin ông. Nhiều người cho rằng làn sóng COVID-19 ở Anh tại thời điểm đó là do mọi người đổ đi nghỉ, đi shopping. Nhưng rồi nhiều nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng Wenseleers đã đúng. B.1.1.7 dễ lây hơn và có vẻ là biến thể dễ lây nhất của SARS-CoV-2 tính đến lúc đó.

Mối đe dọa toàn cầu: Có phải biến thể SARS-CoV-2 từ Ấn Độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới? ảnh 2

Nhà sinh vật học Tom Wenseleers. Ảnh: ĐH Leuven.

Giờ đây, khi phân tích dữ liệu ở Ấn Độ, Wenseleers lại thấy một mô hình quen thuộc. Ông thấy rằng B.1.617 thậm chí còn dễ lây hơn B.1.1.7. Wenseleers nói: “Dựa trên dữ liệu, biến thể từ Ấn Độ có lợi thế rất lớn về lây lan hoặc phát triển. Nó giống như là biến thể ở Anh được bình phương lên vậy”.

Wenseleers tin rằng chính lợi thế đó, cộng với những yếu tố “thêm thắt” khác, như tụ tập đông người, nới lỏng các biện pháp đề phòng… đã châm ngòi cho đợt bùng phát nghiêm trọng.

Mối đe dọa toàn cầu: Có phải biến thể SARS-CoV-2 từ Ấn Độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới? ảnh 3

Người thân chuẩn bị hỏa thiêu một bệnh nhân tử vong vì COVID-19 ở Ấn Độ. Ảnh: Danish Siddiqui/ REUTERS.

B.1.617 ngày càng trở thành biến thể “thống trị” ở nhiều bang tại Ấn Độ. Ngoài ra, ở Ấn Độ còn có biến thể B.1.1.7 (Anh) và B.1.351 (Nam Phi). Dựa trên cách phân tích Toán học, Wenseleers thấy các ca nhiễm B.1.617 đang tăng với tốc độ nhanh hơn các ca nhiễm B.1.1.7 tại ít nhất 3 bang ở Ấn Độ và cả ở Anh.

Wenseleers nói: “Nếu ghép tất cả những bằng chứng này lại, tôi khá tự tin rằng biến thể từ Ấn Độ có một lợi thế phát triển nhất định”. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng đây mới là những phân tích ban đầu và “dữ liệu vẫn còn hạn chế”.

Mối đe dọa toàn cầu: Có phải biến thể SARS-CoV-2 từ Ấn Độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới? ảnh 4

Ở Anh, một nhóm phụ của biến thể Ấn Độ là B.1.617.2 cũng đang lây lan nhanh hơn hẳn những biến thể khác. Ảnh: FT.

Dù vẫn cần thêm nhiều thông tin cụ thể về biến thể ở Ấn Độ, nhưng qua thông báo của WHO và qua những phân tích trên đây, thì rõ ràng biến thể B.1.617 từ Ấn Độ là rất đáng lo rồi.

Mối đe dọa toàn cầu: Có phải biến thể SARS-CoV-2 từ Ấn Độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới? ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
HHT - Sáng 20/9, chương trình hiến máu cứu người Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024 đã diễn ra tại TP.HCM. Với thông điệp "Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi", Ngày hội hiến máu giúp các bạn trẻ thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ những "giọt máu hồng" vì sức khỏe cộng động. 

Có thể bạn quan tâm

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

HHT - Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4 đang có đường đi liên tục thay đổi do chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong các bản tin mới nhất của các cơ quan khí tượng, sau khi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão, ATNĐ/bão có khả năng hướng về phía miền Trung nước ta.