Mới tháng 4 mà siêu bão Surigae đã gây bất ngờ, tại sao gọi nó là “cơn bão quái vật”?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Siêu bão Surigae, ở Philippines gọi là bão Bising, đã khiến cả giới khí tượng cũng phải “choáng” bởi có một số đặc điểm kỳ lạ, dù bây giờ mới là tháng 4, tức là chưa hẳn bước vào mùa nhiều bão. Tại sao Surigae lại gây ngạc nhiên đến như vậy?

Siêu bão Surigae được gọi là “cơn bão quái vật” vì có sức gió mạnh nhất lên tới 306km/ giờ vào cuối tuần vừa rồi, gió giật còn mạnh hơn.

Dù tâm bão không đi thẳng vào đất liền, nhưng Surigae cũng khiến các nhà khí tượng ở Philippines rất căng thẳng, bởi nó đã trở thành cơn bão mạnh nhất từng được ghi lại vào thời điểm tháng 4, vượt qua cả bão Maysak năm 2015.

Tại sao Surigae lại gây bất ngờ và lo lắng đến vậy? Vì nó là cơn bão mới nhất trong số nhiều cơn bão trong những năm gần đây trải qua một quá trình gọi là “tăng cường độ nhanh chóng”. Đó là một đặc điểm đang ngày càng trở nên phổ biến, mà lý do chính là biến đổi khí hậu.

Mới tháng 4 mà siêu bão Surigae đã gây bất ngờ, tại sao gọi nó là “cơn bão quái vật”? ảnh 1

Hình ảnh vệ tinh của siêu bão Surigae vào cuối tuần vừa rồi. Ảnh: CIRA/ RAMMB.

Việc những cơn bão mạnh lên rất nhanh khiến đôi khi, các cơ quan khí tượng khó đưa ra những dự báo chính xác, và bão có thể gây thiệt hại nặng nề nếu đổ bộ.

Bão Surigae đã tăng từ Bậc 1, với sức gió 145km/ giờ, lên thành siêu bão Bậc 5, với sức gió 290km/ giờ, chỉ trong có 24 giờ. Tốc độ tăng cường này của Surigae là rất đáng kinh ngạc, khi nó cao hơn gấp đôi so với tiêu chuẩn về “tăng cường độ nhanh chóng”.

Ngoài ra, theo trang Axios, Surigae thậm chí còn có thể gây xáo động các mô hình thời tiết ở những nơi rất xa, bao gồm cả Bắc Mỹ, trong vòng vài tuần tới.

Mới tháng 4 mà siêu bão Surigae đã gây bất ngờ, tại sao gọi nó là “cơn bão quái vật”? ảnh 2

Mưa ngập ở Philippines do ảnh hưởng của bão Surigae. Ảnh: Global News.

Siêu bão Surigae đã đạt đến điểm cực đại trên thang đo, theo các kỹ thuật mà các nhà khí tượng dùng để ước lượng cường độ bão thông qua vệ tinh. Nó đạt đến mức 8 trên một thang đo có chỉ số cao nhất là 8, và điều này được cho là rất bất thường. Tuy nhiên, do máy bay không bay vào các cơn bão ở phía Tây Thái Bình Dương theo cách mà chúng bay ở Đại Tây Dương, nên chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết rằng thật ra thì siêu bão Surigae mạnh đến mức nào. Một số chuyên gia cho rằng, sức gió 306km/ giờ có lẽ còn là mức đánh giá hơi bị thấp so với sự thật.

Mới tháng 4 mà siêu bão Surigae đã gây bất ngờ, tại sao gọi nó là “cơn bão quái vật”? ảnh 3

Sóng lớn do ảnh hưởng của bão Surigae. Ảnh: Global News.

Surigae cũng là cơn bão nhiệt đới Bậc 5 đầu tiên xuất hiện trong năm 2021. Theo thống kê thì mỗi năm sẽ có khoảng 18 cơn bão Bậc 4 và 5 trên khắp thế giới, nhưng trong những năm gần đây, con số này thường tăng lên.

Vào sáng nay, Surigae đã yếu đi một chút, với sức gió “chỉ” còn ở mức 250km/ giờ ở phía Đông - Đông Bắc Catanduanes (Philippines), di chuyển chậm (chỉ 10km/ giờ), theo cơ quan khí tượng của nước này (PAGASA). Nó gây mưa lớn ở nhiều vùng tại Philippines, và đang tiến theo phía Bắc - Tây Bắc nên khả năng lớn là sẽ không vào nước ta. Tuy nhiên, hiện các cơ quan khí tượng của nhiều nước vẫn đang theo dõi Surigae rất kỹ, ít nhất phải đến tuần sau, bởi nó vẫn đang là một cơn bão mạnh.

Mới tháng 4 mà siêu bão Surigae đã gây bất ngờ, tại sao gọi nó là “cơn bão quái vật”? ảnh 4

Đường đi dự kiến của siêu bão Surigae (Bising), được đưa ra vào sáng 19/4. Ảnh: PAGASA.

Riêng tại Philippines, khoảng 50.000 người ở Bicol đã được yêu cầu sơ tán trước do các nguy cơ tiềm ẩn về ngập lụt và sạt lở đất.

Mới tháng 4 mà siêu bão Surigae đã gây bất ngờ, tại sao gọi nó là “cơn bão quái vật”? ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.