Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây
HHT - Mỗi nền văn hóa, tín ngưỡng lại có những cách đón năm mới khác nhau. Dưới đây là 5 món ăn truyền thống luôn xuất hiện vào khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới của các quốc gia.
Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 1
Ảnh: Southernliving.

Đậu mắt đen, Nam Mỹ: Ở miền Nam nước Mỹ, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày đầu tiên của năm mới chính là Hoppin’ John, làm từ đậu mắt đen trộn với cơm, ớt chuông và một số loại rau nấu chín.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 2
Ảnh: Myrecipes.

Theo quan niệm của người Mỹ, đậu mắt đen tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng bởi chúng có hình dạng giống với đồng xu.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 3
Ảnh: Hgtv.

Món ăn này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1847 trong cuốn The Carolina Housewife của Sarah Rutledge, sau đó được truyền lại cho nhiều thế hệ sau.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 4
Ảnh: Thespruceeats.

Tamales, Mexico: Món ăn này làm từ bột ngô nhồi thịt, phô mai và nhiều thành phần thơm ngon khác gói trong lá chuối hoặc vỏ ngô. Tamales xuất hiện hầu hết trong các dịp đặc biệt ở Mexico.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 5
 Ảnh: Americastestkitchen.

Trong nhiều gia đình, chị em phụ nữ sẽ quầy quần lại gói hàng trăm chiếc bánh với nhau. Mỗi người phụ trách một khâu như người cắt lá, trộn nhân, người nhồi bột, gói bánh…

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 6
Ảnh: Brandnewvegan.

Những chiếc bánh sau khi hấp chín không chỉ dành cho mọi người trong gia đình cùng ăn mà còn là món quà đặc biệt tới bạn bè, hàng xóm. Vào dịp năm mới, Tamales thường được phục vụ cùng món súp thịt bò cà chua Menudo truyền thống của người Mexico.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 7
Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 8
 Ảnh: Tarasmulticulturaltable, Guidingstars.

Soba và Mochi, Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản thường gặp nhau và ăn mì soba kiều mạch hoặc toshi-koshi soba vào đêm giao thừa để chia tay năm cũ và chào đón năm mới. Truyền thống này bắt nguồn từ thế kỉ 17, sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 9
 Ảnh: Loloeatable.

Ngoài ra, một phong tục khác có tên mochitsuki cũng rất phổ biến vào dịp đầu năm tại đất nước Mặt Trời mọc. Mọi người sẽ dành thời gian để quây quần lại cùng nhau để cùng giã bánh bằng cối.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 10
Ảnh: Tasteofhome.

Gạo nếp được rửa sạch, ngâm nở rồi hấp chín sau đó giã đến khi nhuyễn mịn. Mọi người sẽ thay phiên nhau véo bánh thành từng miếng nhỏ vừa ăn và dùng nó như một món tráng miệng.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 11
Ảnh: Amsterdamdelicious.

Oliebollen, Hà Lan: Món ăn truyền thống là một loại bánh bao chiên, gần giống với bánh donut của Mỹ. Theo truyền thống người dân Hà Lan, món ăn này sẽ được ăn vào đêm giao thừa tại các hội chợ.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 12
 Ảnh: Svccw.

Vào mùa đông, những chiếc bánh này cũng được bày bán phổ biến tại các quầy hàng di động trên phố.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 13
Ảnh: Licor43.

Bột bánh được làm từ bột mì, trứng, sữa, men, bột nở… rồi nhồi thêm nho khô hoặc vài lát cam, táo sau khi được nhồi đủ độ sẽ thả vào chảo dầu nóng già, chiên đến chín vàng. Ở nhiều nơi, Oliebollen được phục vụ với đường bột phủ phía trên.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 14
Ảnh: Tripsavvy.

Nho, Tây Ban Nha: Trong khi người Mỹ đón năm mới bằng lễ thả quả cầu pha lê ở Quảng trường Thời Đại, người Tây Ban Nha lại chọn cách xem chương trình truyền hình được phát sóng từ Puerta del Sol ở Madrid, nơi nhiều người tập trung trước tháp đồng hồ để chờ đợi khoảnh khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.

Món ăn đặc trưng đón năm mới của các nước phương Tây ảnh 15
Ảnh: Spanishmama.

Mỗi tiếng chuông đồng hồ vang lên, họ sẽ ăn một quả nho. Phong tục này bắt đầu từ thế kỉ 20, do các nhà sản xuất nho ở miền Nam đất nước nghĩ ra để kỷ niệm vụ mùa bội thu. Kể từ đó, truyền thống này lan rộng ra nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha như một nét đẹp không thể thiếu.

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm