Môn Tiếng dân tộc thiểu số sẽ góp mặt trong chương trình phổ thông mới, bạn biết chưa?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Từ năm học 2021 - 2022, chương trình lớp 6 sẽ không tách biệt Lý, Hóa, Sinh là 3 bộ môn riêng mà gộp chung thành môn Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục địa phương, Tiếng dân tộc thiểu số... cũng lần đầu xuất hiện và hứa hẹn đem lại nhiều trải nghiệm học tập mới mẻ, thú vị cho học sinh mình.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới) sẽ bắt đầu thực hiện ở bậc THCS vào năm học 2021-2022 với những môn học rất mới đang được Bộ GD&ĐT hướng dẫn chuẩn bị thực hiện.

Theo đó, nội dung giáo dục THCS gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.

Môn khoa học tự nhiên là một môn học mới ở bậc THCS, kết quả của sự tích hợp với 3 phân môn là Vật lý, Hóa học và Sinh học. Hiện tại, một số trường sư phạm mới đang chuẩn bị mở mã ngành đào tạo giáo viên dạy Khoa học tự nhiên, do trước đây chỉ đào tạo đơn môn tương ứng các môn học riêng rẽ Sinh, Lý, Hóa. Về chương trình học, môn Khoa học tự nhiên sẽ bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời. Đây là những chủ đề khái quát và có tính liên môn, được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính giúp thầy trò có thể dạy và học tích hợp kiến thức.

Tương tự ở môn Lịch sử và Địa lý, gồm phân môn Lịch sử và Địa lý được thiết kế theo mạch nội dung riêng, bên cạnh nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Nội dung lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung địa lý và nội dung địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung lịch sử.

Môn Tiếng dân tộc thiểu số sẽ góp mặt trong chương trình phổ thông mới, bạn biết chưa? ảnh 1
Chương trình giáo dục phổ thông mới với sự tích hợp và "ra mắt" nhiều môn học thú vị. (Ảnh minh họa: Hà Cường)

Ngoài ra, chương trình phổ thông mới còn có sự xuất hiện của một bộ môn lần đầu góp mặt đó là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Giáo dục địa phương. Nội dung giáo dục của địa phương được xây dựng theo từng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương.

Tương tự, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động CLB. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu trưởng phân công cán bộ quản lý, giáo viên đảm nhận việc tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên.

Theo lộ trình, năm học 2021 - 2022, chương trình áp dụng đến cấp THCS và lần lượt đến năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng đến lớp 9. Hiện tại, việc bố trí đội ngũ giáo viên đơn môn có thể dạy các môn tích hợp đang được Bộ GD-ĐT hướng dẫn theo hình thức: Các trường căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên hiện có để phân công giảng dạy các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn. Đồng thời, nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học.

Môn Tiếng dân tộc thiểu số sẽ góp mặt trong chương trình phổ thông mới, bạn biết chưa? ảnh 5
MỚI - NÓNG
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
HHT - Sáng 20/9, chương trình hiến máu cứu người Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024 đã diễn ra tại TP.HCM. Với thông điệp "Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi", Ngày hội hiến máu giúp các bạn trẻ thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ những "giọt máu hồng" vì sức khỏe cộng động. 

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ

Hà Nội: Nhiều trường thay đổi kế hoạch vui Trung Thu để ủng hộ đồng bào vùng lũ

HHT - Tổ chức chương trình vui Trung Thu là hoạt động thường niên của nhiều trường học. Tuy nhiên, trong bối cảnh miền Bắc đang chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, hàng loạt trường học tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã thông báo dừng hoạt động vui Trung Thu hoặc thay đổi hình thức tổ chức nhằm gây quỹ ủng hộ cho đồng bào gặp khó khăn.
Một trường đại học ở TP.HCM hủy lễ khai giảng, dành tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

Một trường đại học ở TP.HCM hủy lễ khai giảng, dành tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ

HHT - Kinh phí dự kiến để tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 là 100 triệu đồng, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm động viên, tiếp sức đồng bào các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả của thiên tai.
5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.