Một nước đưa ra luật cấm sếp liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc, nhiều người ủng hộ

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đã có một quốc gia đưa ra quy định mới: Các sếp mà liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc là phạm pháp. Luật này được nhiều người lao động ủng hộ và có nước khác đang dự định làm theo.

Công nghệ khiến cho ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư ngày càng mờ nhạt, thậm chí ranh giới đó ở nhiều công ty đã biến mất hoàn toàn.

Thế nhưng các sếp ở Bồ Đào Nha từ giờ sẽ không được phép liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc nữa, dù là qua email, cuộc gọi điện thoại hay tin nhắn.

Điều luật mới khẳng định: “Người sử dụng lao động phải tôn trọng sự riêng tư của người lao động”, bao gồm thời gian nghỉ ngơi và thời gian dành cho gia đình. Nếu vi phạm “nghiêm trọng”, người sử dụng lao động sẽ bị phạt nặng.

Một nước đưa ra luật cấm sếp liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc, nhiều người ủng hộ ảnh 1

Theo luật mới của Bồ Đào Nha, sếp mà liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc là phạm pháp. Ảnh minh họa: Getty.

Cũng theo luật mới này, công ty cũng phải có trách nhiệm cung cấp cho nhân viên những công cụ cần thiết để có thể làm việc từ xa, và còn phải bù cho nhân viên những chi phí tăng thêm khi nhân viên làm việc ở nhà, chẳng hạn như hóa đơn tiền điện. Nhân viên ở Bồ Đào Nha cũng được tùy chọn làm việc tại công ty hoặc làm việc từ xa theo ý muốn, nếu phần việc của họ không bị ảnh hưởng gì.

Luật này đã được Quốc hội Bồ Đào Nha thông qua và có hiệu lực ngay sau đó.

Một nước đưa ra luật cấm sếp liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc, nhiều người ủng hộ ảnh 2

Người lao động ở Bồ Đào Nha có thêm nhiều quyền lợi theo quy định mới. Ảnh minh họa: Getty.

Thực tế, trên thế giới đã có những nơi đặt ra quy định để giảm tình trạng con người lúc nào cũng ở trạng thái kết nối, không còn thời gian cho bản thân và gia đình, dẫn đến tỷ lệ người bị trầm cảm tăng lên. Năm 2017, Pháp đã đưa ra quy định cho phép mọi nhân viên có quyền bỏ qua các email mà sếp gửi ngoài giờ làm việc.

Năm 2018, công ty kiểm soát sinh vật gây hại Rentokil đã bị Tòa án yêu cầu phải trả cho một nhân viên của họ ở Pháp khoản tiền 60.000 euro (khoảng 1,55 tỷ đồng) vì “tội” đề nghị nhân viên phải luôn ở tình trạng có thể liên lạc được. Tòa án ở Pháp thấy rằng việc sếp yêu cầu nhân viên phải luôn ở trạng thái “có thể liên lạc” là phạm pháp.

Một nước đưa ra luật cấm sếp liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc, nhiều người ủng hộ ảnh 3

Nhiều nước cho rằng, việc không có ranh giới giữa giờ làm việc và nghỉ ngơi khiến nhiều người bị trầm cảm. Ảnh minh họa: Index of News.

Giáo sư Josserand ở ĐH Công nghệ Sydney (Úc) dự đoán rằng, càng ngày, các quy định xoay quanh giới hạn về công việc sẽ càng phổ biến.

“Quyền ngắt kết nối” cũng là điều mà người Úc đang đòi hỏi. Họ đang yêu cầu một điều luật tương tự như ở Bồ Đào Nha phải được viết vào Tiêu chuẩn Việc làm Quốc gia.

Một nước đưa ra luật cấm sếp liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc, nhiều người ủng hộ ảnh 4

Người Úc cũng đang đề nghị phải có quy định về "quyền ngắt kết nối". Ảnh minh họa: Drazen/ Getty.

Theo kênh tin tức ABC, Sally McManus, thư ký Hội đồng Công đoàn Úc, nói: “Nếu công việc xuất hiện trong tất cả mọi giờ phút của cuộc sống của bạn và bạn không thể ngắt kết nối, thì nó sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho cả nhân viên và công ty”.

Một nước đưa ra luật cấm sếp liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc, nhiều người ủng hộ ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Thực hư vụ Á hậu Lê Phương Thảo đậu Harvard, Hoa hậu Thùy Tiên cũng bị réo tên

Thực hư vụ Á hậu Lê Phương Thảo đậu Harvard, Hoa hậu Thùy Tiên cũng bị réo tên

HHT - Từng là Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022, Lê Phương Thảo bất ngờ trở thành tâm điểm khi công bố việc cô được nhận vào Đại học Harvard. Tuy nhiên, thông tin này nhanh chóng làm dấy lên nhiều tranh cãi, khi cư dân mạng phát hiện cô theo học tại Harvard Extension School, một phân nhánh của Harvard với tiêu chí tuyển sinh hoàn toàn khác biệt.
Họp báo xin lỗi của Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục: Nam TikToker sẽ quay lại châu Phi

Họp báo xin lỗi của Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục: Nam TikToker sẽ quay lại châu Phi

HHT - Tại buổi gặp gỡ báo chí diễn ra vào chiều 14/3 có sự xuất hiện của Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs và Lê Tuấn Linh - đại diện pháp lý của CER Group. Đây cũng là lần đầu tiên Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs xuất hiện trước truyền thông kể từ khi xảy ra vụ ồn ào liên quan đến kẹo rau củ Kera khiến dư luận phản ứng vì quảng cáo sai sự thật.