Thay đổi không xảy ra một sớm một chiều
Để thay đổi một thói quen nhỏ, bạn phải mất khoảng 1 hoặc 2 tháng. Khi ấy, chúng sẽ trở thành trạng thái “bình thường” mới của bạn.
Vậy nên, điều ta cần làm để cải thiện các vấn đề của bản thân là:
1. Thay đổi cuộc sống từng chút một, từng thứ nhỏ nhặt một, chúng dễ dàng và bền chặt hơn là thay đổi nhiều thứ to lớn.
2. Duy trì: Bất kể bạn thay đổi nhiều hay ít, điều quan trọng là có thể duy trì, tiếp diễn.
3. Hãy bắt đầu điều gì đó nhỏ nhặt không tốn mấy thời gian. Như thế bạn xây dựng được niềm tin trong mình.
4. Bạn chọn điều gì để thay đổi trước không quan trọng: Chúng ta đâu chỉ chơi một trò chơi ngắn hạn, đây là một trò chơi dài hạn.
Xây dựng niềm tin vào chính mình
Hầu hết các cuộc đổi đời thất bại là vì bỏ cuộc giữa chừng, mất niềm tin. Chính vì vậy để duy trì được “trò chơi” này, cần phải xây dựng được niềm tin ở bản thân.
Bằng cách nào mình lại không tin chính mình? Sau nhiều lần cho phép mình phá vỡ lời hứa với chính bản thân mình, bạn rất dễ mất niềm tin rằng mình sẽ làm được. Giống như ai đó cứ thất hứa với bạn, bạn sẽ mất niềm tin với người đó vậy!
Để thay đổi bản thân thành công, chúng ta phải làm bạn với chính mình chứ không phải chống lại chính mình:
1. Xây dựng niềm tin một cách từ từ, với những lời hứa nho nhỏ và những chiến thắng nho nhỏ. Nó mất thời gian, nhưng lại rất quan trọng và bền vững.
2. Tất cả chúng ta đều muốn thay đổi ngay lập tức vì sợ mình sẽ không có ngay cái mình muốn. Nhưng thay đổi nhiều thứ cùng một lúc quá sẽ khiến bạn dễ “thất hứa”.
3. Năng lượng và giấc ngủ đủ rất quan trọng: Nó cung cấp sức bật cho bạn để vượt qua sự không thoải mái. Các "cú đêm" thường không đủ sức để làm gì đâu!
4. Bận quá mức, mất năng lượng cũng khiến bạn quá mệt để thực hiện tiếp thói quen của mình. Luôn để ý tình trạng "quá tải" của mình nhé!
5. Đối mặt với thất bại như thế nào là điều rất then chốt: Khi thất, bại, người ta thường thấy bản thân rất tệ và sẽ từ bỏ. Đó là lý do vì sao rất khó để thay đổi. Người thành công không phải là người chưa từng thất bại, mà là người đã gặp thất bại mà chịu đứng lên làm lại.
6. Thất bại là công cụ để học: Mỗi người mỗi khác, điều này có thể hiệu nghiệm với người này nhưng là vô dụng với người khác. Bạn không thể nhận ra nếu không từng thử và thất bại.
7. Chính bạn tự giới hạn mình: Nếu bạn nghĩ bạn không thể làm được, thì đúng là bạn không thể làm được. Chúng ta tự giới hạn mình bởi một số niềm tin. Đừng ngồi tưởng tượng rằng việc đó quá khó, cứ hành động thôi, mọi ngọn núi chỉ là do bạn tự vẽ ra.
8. Để ý việc độc thoại của mình: Có thể bạn không nhận ra nhưng chúng ta đều hay tự nói chuyện với chính mình. Nếu những lời độc thoại trở nên tiêu cực kiểu như khó quá, mệt mỏi quá, chắc mình làm không được… sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì thói quen của bạn. Kiểm soát tiếng nói bên trong, bắt ngay những suy nghĩ tiêu cực và thấy rằng mình đang làm lố.