Năm học mới đến rồi, chấm nước mắt, chia tay “cơn cuồng” mùa Hè

Năm học mới đến rồi, chấm nước mắt, chia tay “cơn cuồng” mùa Hè
HHT - Nghe có vẻ “chạnh lòng” nhưng đã đến lúc teen mình phải chấp nhận sự thật rằng mùa Hè đã kết thúc. Nghĩa là “chào tạm biệt” chuỗi ngày ăn sáng lúc 12 giờ trưa, “rửa tay gác kiếm” với những chuyến phượt nhiều ngày...

Thần “Ngủ” xin hãy tránh xa!

Hiện trạng: Ngủ “nướng” suốt ba tháng Hè, ngay cả “mẫu thân đại nhân” ra tay mắt vẫn nhắm nghiền à Đầu năm ngủ gật, cả năm cũng ngủ gật.

Thông thường, vào mùa tựu trường, buồn ngủ theo thói quen là “ông thần” tác oai tác oái nhất. Cơn buồn ngủ này diễn ra do sự hình thành thói quen “nướng tới khét” trong suốt ba tháng Hè. Vì thế, dù đã ngủ từ lúc 9h tối ngày hôm trước, bạn vẫn sẽ rơi vào trạng thái “trên mây” vào ngày hôm sau. Theo trang Brainpicking.com, để “xử lí” những cơn buồn ngủ cứ đúng giờ là đến này, bạn cần tạo cho mình một thời gian biểu hợp lý hơn và lặp đi lặp lại nó trong vòng 21 ngày - khoảng thời gian tối thiểu để não hình thành một thói quen mới và chấm dứt một thói quen nào đó.

Năm học mới đến rồi, chấm nước mắt, chia tay “cơn cuồng” mùa Hè ảnh 1

Tuy nhiên, về lâu dài, khi đã quen với giờ học mà vẫn rơi vào tình trạng “nửa tỉnh nửa mê” thì ắt hẳn bạn đang bị thiếu ngủ. Đây là tình trạng thường thấy của “hội cú đêm” do học bài quá sức hoặc “quẩy” quá độ. Song, cũng có cả “kho tàng kế sách” để “tạm biệt” cơn buồn ngủ trên:

Nhanh nhất và hiệu quả nhất: Nhờ đứa bàn bên “đánh yêu” mấy cái cho tỉnh lại hoặc thử ngủ gật một lần trong lớp và bị giáo viên phát hiện, bạn sẽ chẳng dám ngủ bao giờ nữa (hahaha). Hoặc có thể thay thế các điều trên bằng một cốc nước lạnh hoặc một ít sô-cô-la.

Khoa học và hợp lí nhất: Không nên tập trung mắt nhìn vào một điểm, điều này rất dễ gây ngủ, tốt nhất là hãy “nhìn Đông, ngó Tây” một chút để tỉnh táo. Tiếp đến là không để đầu óc, tay chân được phép “rảnh rỗi”, hãy thử chép lại bài hoặc vẽ vời gì đó (dĩ nhiên là liên quan tới bài học). Cuối cùng, luôn đảm bảo là không được đói bụng, vì chiếc bụng đói sẽ làm mình cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chỉ muốn gục mặt xuống bàn mà nằm. Vậy nên trước khi đi học bạn hãy nhớ ăn uống đầy đủ.

“Phương thuốc đường dài”: Hình thành cho mình thói quen ngủ sớm, dậy sớm kết hợp với ngủ trưa và ăn ít carbohydrates (nguyên nhân gây buồn ngủ hàng đầu). Bên cạnh đó, chạy bộ và đi bộ mỗi sáng sẽ giúp tinh thần bạn tỉnh táo hơn.

“Dỗ dành” những cơn đau bụng đột xuất

Năm học mới đến rồi, chấm nước mắt, chia tay “cơn cuồng” mùa Hè ảnh 2

Hiện trạng: Mùa Hè thích gì ăn đó, giờ nào cũng ăn, vào trường lại tiếp tục ăn bất chấp từ bánh tráng tắc đến trà sữa và 1001 thứ khác cô vỉa hè à bụng chưa thích nghi chế độ ăn uống mới à đau bụng “bất thình lình” ngay giờ kiểm tra à tương lai đen tối.

Những cơn đau bụng đột xuất luôn là nỗi “ám ảnh” với đại đa số học sinh. Có khi đau thế đấy mà vào nhà vệ sinh lại chẳng thấy gì hoặc đau ngay giờ kiểm tra hay giờ học quan trọng chẳng thể bỏ lỡ. Tuy nhiên, theo trang Wikihow, vẫn có một vài mẹo bạn có thể áp dụng để “tạm biệt” cơn đau.

Hãy ngồi xuống hoặc ngừng ăn nếu cơn đau xuất hiện khi bạn vừa chạy giỡn hay “nạp” thêm gì đó vào bao tử. Khi bị “làm phiền”, bụng bạn sẽ trở nên rất khó chịu. Giữ cho bụng yên sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu đó là một trường hợp “bất khả kháng” đang trong lớp học hoặc giờ kiểm tra, bạn có thể thử:

- Mát-xa cho bụng thoải mái bằng cách xoa bóp bụng mình. Từ từ ấn hai ngón tay nhẹ nhàng theo vòng tròn xoay quanh cả bụng dưới và bụng trên.

- “Thủ” sẵn trong cặp một chai nước có ga nếu bạn thường có triệu chứng đau bụng. Uống từng ngụm nhỏ. Chúng sẽ giúp loại bỏ khí hơi có trong dạ dày bằng cách khiến bạn muốn ợ hơi. Bên cạnh đó, bánh mỳ khô hoặc bánh quy sẽ giúp giảm cơn đau bằng cách điều hòa nhu động ruột và ngăn chặn việc mất ion.

Năm học mới đến rồi, chấm nước mắt, chia tay “cơn cuồng” mùa Hè ảnh 3

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà gừng hoặc trà hoa cúc ở nhà và mang theo nếu thường xuyên bị đau bụng. Một chút nước ấm, đặc biệt là gừng sẽ giúp bụng bạn đỡ hơn.

“Phương thuốc đường dài”: Ăn sữa chua lợi khuẩn mỗi ngày. Nó sẽ tạo nên một tuyến phòng ngự tuyệt vời chống lại các triệu chứng khó chịu ở bụng. Theo một nghiên cứu của ĐH Manchester, phụ nữ mắc hội chứng ruột kích thích đã giảm tới 78% các triệu chứng đầy hơi khi họ sử dụng sữa chua hằng ngày đấy!

Toilet ơi, tạm biệt nha!

Hiện trạng: Cứ 45 phút là phải “ghé thăm” toilet một lần. Chuyện này còn xảy ra thường xuyên hơn khi gần đến giờ kiểm tra. Không chỉ một đứa mà cả “tập đoàn” đều “chực chờ” ngoài toilet.

Câu chuyện “dành cả thanh xuân cho WC” nghiêm trọng hơn khi bạn trở lại trường trúng vào mùa mưa. Teen có xu hướng uống nhiều nước và ít thoát mồ hôi hơn - cơ thể không thể thoát nước qua tuyến mồ hôi nên đành “thúc ép chủ nhân” vào nhà vệ sinh để “thoát nước”. Có thể hạn chế bằng một số mẹo sau:

Bớt lo lắng: Lo lắng sẽ làm cơ thể có xu hướng “giải quyết” để “nhẹ nhõm”. Vì thế, chẳng lạ lùng khi giờ kiểm tra chẳng ai hẹn mà cả tổ cùng “hội ngộ” một nơi.

Uống nước vừa đủ, đều đặn và cắt giảm caffein, nước ngọt có ga: Nhiều bạn có xu hướng uống cà phê để đỡ buồn ngủ hoặc mua nước ngọt ở căng-tin. Các loại nước trên đều là nhân tố “số một” kích thích bàng quang đó nha.

Năm học mới đến rồi, chấm nước mắt, chia tay “cơn cuồng” mùa Hè ảnh 4

Nếu bạn sắp có bài kiểm tra hoặc lớp học quan trọng, giáo viên khó tính thì hãy canh giờ uống nước. Theo thống kê, cứ sau 30 phút uống một cốc nước, cơ thể sẽ “lên tiếng” mời bạn vào nhà vệ sinh đấy!

Theo HHT 1274
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm