Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
Bộ não của chúng mình có nhiệm vụ bảo vệ bạn khỏi việc quá tải thông tin. Vì thế, tất cả những thông tin mới sẽ được lưu trữ trong vùng trí nhớ ngắn hạn. Nếu thông tin đó không được sử dụng lặp lại nhiều lần, nó sẽ không được lưu trữ ở vùng nhớ dài hạn khiến bạn quên rất nhanh. Theo nghiên cứu, chỉ 1 giờ đồng hồ sau khi học, lượng thông tin bạn nhớ được chỉ còn 40%. Sau một tuần, lượng thông tin đó chỉ còn 20%. Vì thế, nếu bạn muốn lưu giữ thông tin trong đầu lâu hơn, bạn cần phải đưa nó vào vùng nhớ dài hạn. Do não của chúng mình không thể xử lý thông tin nhanh chóng nên bạn cần phải có phương pháp ghi nhớ thông tin để não không bị quá tải. Để ghi nhớ lâu, bạn cần kéo dài thời gian ghi nhớ và lặp lại sau vài tiếng, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.
Kỹ thuật ghi nhớ lặp lại ngắt quãng
Đây là cách giúp bạn ghi nhớ thông tin được nhanh và lâu hơn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra rằng:
- Nếu bạn muốn ghi nhớ thông tin thật nhanh, bạn cần lặp lại thông tin sau khi học. Sau đó tầm 15-20 phút, bạn lại lặp lại thông tin đó một lần nữa. Tiếp tục lặp lại thông tin đó sau 6-8 giờ và cuối cùng là lặp lại sau 1 ngày. Việc lặp lại một thông tin vào những khoảng thời gian tăng dần sẽ giúp não chúng mình ghi nhớ thông tin nhanh và chính xác hơn.
- Nếu bạn muốn ghi nhớ một thông tin quan trọng thật lâu thì bạn cần lặp lại nhiều lần hơn so với nhớ nhanh. Thậm chí là sau 1 tuần hay 1 tháng để thông tin đó được lưu vào vùng nhớ dài hạn và bạn sẽ khó quên hơn.
5 mẹo ghi nhớ giúp bạn nhớ lâu
1. Cố gắng hiểu những gì bạn học. Với những điều bạn hiểu rõ sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh gấp 9 lần bình thường.
2. Xác định chắc chắn những vấn đề cần nhớ sẽ giúp bạn đặt các ưu tiên của mình một cách chính xác, giúp não của chúng mình không bị quá tải khi tiếp nhận quá nhiều thông tin một lúc.
3. Sắp xếp và phân loại hợp lý các nội dung cần nhớ thành những đề mục nhỏ, rồi đến các đề mục lớn, sau đó là các chương và cuối cùng là các phần. Khi ghi nhớ bạn cũng tuân theo trình tự này. Học từng cái nhỏ rồi tổng hợp thành cái lớn.
4. Ghi chép sẽ giúp bạn nhớ kĩ hơn. Hãy chuẩn bị một quyển vở nhỏ và luôn đặt trên bàn học. Khi bạn đột nhiên nghĩ đến một kiến thức nào đó cần nhớ hãy lập tức ghi lại.
5. Vận dụng sự liên tưởng của bạn. Bạn càng liên tưởng sinh động, ấn tượng thì khả năng bạn ghi nhớ thông tin càng tốt.
MID