Nạn nhân được cứu từ trung tâm lừa đảo ở Myanmar kể bị đối xử tàn tệ ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Những người vừa được giải cứu từ các tổ chức lừa đảo ở Myanmar cho thấy họ có nhiều vết bầm và sẹo. Họ đã kể lại về cách họ phải làm việc ở các trung tâm lừa đảo, và bị đối xử tàn tệ thế nào nếu không đạt “định mức”.

“Tôi bị phạt rất nhiều,” - Yotor, 19 tuổi, kể - “ngày nào tôi cũng bị chích điện”.

Yotor là một trong 4 người Ethiopia ngồi trò chuyện ở một điểm tập trung tại Thái Lan vào ngày 19/2. Trên chân Yotor có nhiều vết cắt. Những người khác cho thấy họ có nhiều vết bầm và sẹo sau thời gian ở một trong những khu lừa đảo nổi tiếng nhất tại Myanmar, theo The Business StandardBangkok Post, dẫn nguồn từ Reuters.

Đây là 4 người trong số 260 người - hầu hết đều là nạn nhân của những vụ buôn người - được đưa từ Myanmar về Thái Lan vào tuần trước sau những nỗ lực phối hợp của nhiều quốc gia nhằm truy quét tội phạm lừa đảo ở khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan.

Nạn nhân được cứu từ trung tâm lừa đảo ở Myanmar kể bị đối xử tàn tệ ra sao? ảnh 1

Nhiều nạn nhân làm việc ở các trung tâm lừa đảo tại Myanmar đã được giải cứu và được đưa sang Thái Lan, chờ về nước. Ảnh: Chalinee Thirasupa/ Reuters.

Theo Liên Hợp Quốc, các nhóm tội phạm đã buôn bán hàng trăm ngàn người, đưa họ tới các trung tâm lừa đảo ở khắp Đông Nam Á. Tại đó, nạn bị buộc phải tham gia vào các hoạt động lừa đảo trực tuyến, lừa đảo qua điện thoại.

Một số người được cứu từ các trung tâm lừa đảo kể, họ bị buộc phải làm việc gần 20 giờ/ngày để lừa người khác qua những ứng dụng nhắn tin. “Khi một “khách hàng” nói: “Em yêu anh/ Anh yêu em”, chúng tôi bắt đầu “tẩy não” người đó để kiếm tiền” - Faysal, 21 tuổi, người Bangladesh, kể.

Faysal cũng kể, nếu không đạt được “định mức” thì sẽ bị đánh đập. “Chúng tôi không phải những kẻ lừa đảo,” - Faysal nói - “chúng tôi chỉ là nạn nhân thôi’.

Nạn nhân được cứu từ trung tâm lừa đảo ở Myanmar kể bị đối xử tàn tệ ra sao? ảnh 2

Đây được cho là những người làm việc trong các trung tâm lừa đảo đang ngồi nghỉ trong một vụ truy quét lừa đảo ở Myanmar. Ảnh: AFP.

Theo Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra vào ngày hôm qua, khoảng 7.000 người được cứu từ các trung tâm lừa đảo ở Myanmar đang chuẩn bị được đưa sang Thái Lan, sau đó có thể được trao trả về từng quốc gia dựa trên quốc tịch của họ.

Nạn nhân được cứu từ trung tâm lừa đảo ở Myanmar kể bị đối xử tàn tệ ra sao? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Tại sao gần đây ở Hà Nội buổi sáng thường âm u, chỉ số ô nhiễm không khí cao?
Tại sao gần đây ở Hà Nội buổi sáng thường âm u, chỉ số ô nhiễm không khí cao?
HHT - Trong những ngày gần đây, mặc dù buổi trưa và chiều, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội nói riêng và gần như toàn miền Bắc nói chung đều lên cao, một số nơi khá nóng, nhưng buổi sáng trời lại âm u, thậm chí có lúc mờ mịt. Chỉ số ô nhiễm ở Hà Nội cũng cao. Lý do của những điều này là gì, liệu có phải chỉ là do thời tiết và giao thông?

Có thể bạn quan tâm

Đoàn đại biểu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Đoàn đại biểu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ

Sáng 24/3, đoàn đại biểu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng năm 2024 dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội), thăm khu di tích lịch sử đặc biệt Nhà 67 và tham gia hoạt động tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử tại Hoàng thành Thăng Long.
Công nghệ Nhật Bản giúp việc di chuyển dưới trời nắng nóng hóa “nhàn tênh”

Công nghệ Nhật Bản giúp việc di chuyển dưới trời nắng nóng hóa “nhàn tênh”

Mặc áo khoác chống tia UV là thói quen quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là dân công sở thường xuyên di chuyển ngoài trời. Tuy nhiên, không ít người cảm thấy việc khoác thêm một lớp áo dày cộm giữa thời tiết oi bức là một gánh nặng. Đó là lý do những trang phục chống tia UV của UNIQLO được yêu thích đến vậy, nhờ khả năng “che chắn” làn da hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự thoải mái khi mặc và di chuyển.