Nâng cao an toàn trong gây mê và cấp cứu nhờ làm chủ 'Chiến lược quản lý đường thở khó'

0:00 / 0:00
0:00
Hiện nay, dù khoa học đã rất tiến bộ và gây mê đã trở thành thao tác thường quy ngành Y, thế nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong tiên lượng những tai biến, nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải khi gây mê. Theo WHO, năm 2022, tỷ lệ ca bệnh có đường thở khó trong gây mê chiếm đến 18%. Quản lý đường thở là yếu tố sống còn trong gây mê hồi sức.

Chính vì vậy, Chiến lược Quản lý đường thở ra đời như một "kim chỉ nam" giúp các bác sĩ đưa ra phân loại chính xác, nâng cao tốc độ xử trí, hạn chế tối đa biến chứng trong gây mê.

Chiến lược DAS - Bộ "quy chuẩn vàng" được xây dựng từ những chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê

Một trong những nhiệm vụ chính của bác sĩ gây mê là hạn chế các tác động bất lợi của quá trình gây mê lên hệ thống hô hấp, bằng cách giữ cho đường thở thông thoáng và đảm bảo cung cấp oxy cũng như thông khí đầy đủ. Thuật ngữ “Quản lý đường thở” liên quan đến lĩnh vực thực hành này và cũng là yêu cầu nền tảng của ngành Gây mê Hồi sức.

Với mục tiêu trang bị cho các bác sĩ kỹ năng tiên lượng khó khăn trong kiểm soát đường thở cũng như khả năng triển khai chiến lược gây mê phù hợp với từng thể trạng bệnh, “Chiến lược DAS (Difficult Airway Management - Chiến lược quản lý đường thở khó” đã được các bác sĩ hàng đầu thuộc tổ chức Liên minh thế giới về quản lý đường thở WAAM xây dựng.

Nâng cao an toàn trong gây mê và cấp cứu nhờ làm chủ 'Chiến lược quản lý đường thở khó' ảnh 1

Chiến lược Quản lý đường thở khó theo WAAM (2015)

Được cập nhật từ kinh nghiệm và nghiên cứu của những chuyên gia hàng đầu thế giới ngành Gây mê Hồi sức, chiến lược DAS cung cấp một kế hoạch tuần tự (từ A đến D) để hỗ trợ đội ngũ gây mê trong tất cả các bước: tiếp cận khám, lập kế hoạch, xử trí đường thở khó, rút nội khí quản. Chiến lược DAS cũng đưa ra hướng dẫn về việc lập kế hoạch dự phòng cho các trường hợp không thể đặt nội khí quản, không thể cung cấp oxy (CICO).

Giáo sư Ellen O’ Sullivan - Giám đốc điều hành của Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) cho biết: “Chiến lược DAS đã chỉ rõ cách phân loại và kế hoạch hành động cho hai tình huống “quản lý đường thở khó có định trước” và “quản lý đường thở khó không định trước”. Đường thở khó định trước được xác định trong quá trình khám mê (như: tắc nghẽn đường thở trên cấp, mở màng nhẫn giáp, chấn thương hàm mặt hoặc hầu…). Đường thở khó không định trước nằm ngoài tiên lượng ban đầu và xuất hiện trong quá trình gây mê, đặt ống nội khí quản đòi hỏi bác sĩ gây mê phải đưa ra quyết định đúng đắn.

“Việc phổ biến các bước thực hiện theo chiến lược DAS, phối hợp cả ekip theo kế hoạch và xử trí với từng bệnh nhân có định trước hoặc không định trước chính là chìa khóa then chốt đảm bảo an toàn thông khí cho mọi ca bệnh.” - Giáo sư Ellen O’ Sullivan cho biết thêm.

Với những hướng dẫn chi tiết của chiến lược DAS, ekip gây mê, cấp cứu và phẫu thuật có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau, nhanh chóng sàng lọc đối tượng bệnh nhân có yếu tố đường thở khó, đưa ra quyết định xử trí hiệu quả nhất với từng trường hợp.

Ứng dụng chiến lược DAS - Tưởng dễ mà khó …

Mặc dù được ví như “kim chỉ nam” trong ngành Gây mê, giúp các bác sĩ dễ dàng xử trí kịp thời trong những trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc”, tuy nhiên, việc áp dụng tốt chiến lược quản lý đường thở DAS tại các bệnh viện còn tồn tại nhiều thách thức.

Để triển khai rộng rãi chiến lược này, trước hết đòi hỏi sự hiểu biết của từng cá nhân trong ekip gây mê, cũng như sự đồng lòng, đồng nhất trong quy trình xử lý. Đặc biệt với những ca cấp cứu nguy kịch, hoặc bệnh nhân có đường thở khó không định trước thì thời gian ứng phó chỉ tính bằng giây, một chút lúng túng, phối hợp lỏng lẻo cũng có thể đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy hiểm.

Phát biểu tại “Hội nghị Quản lý đường thở WAAM 2024”, PGS.TS.BS Công Quyết Thắng – Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam cho biết: “Quản lý đường thở là rất quan trọng trong Gây mê Hồi sức và Cấp cứu. Việt Nam lại là “vùng trũng” của thế giới, “đói” những kiến thức và kỹ năng về Quản lý đường thở”.

Nâng cao an toàn trong gây mê và cấp cứu nhờ làm chủ 'Chiến lược quản lý đường thở khó' ảnh 2

Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam PGS.TS.BS Công Quyết Thắng phát biểu tại Hội nghị toàn cầu về Quản lý đường thở khó diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc

Là một trong những bệnh viện tiên phong tại Việt Nam ứng dụng quy trình quản lý đường thở khó, BVĐK Hồng Ngọc cũng đã gặp rất nhiều khó khăn khi bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên với sự quyết tâm từ ekip Gây mê Hồi sức, sự đồng lòng từ ban giám đốc viện đến nhân viên, hiện nay chiến lược Quản lý đường thở khó đã áp dụng thường quy cho tất cả bệnh nhân cấp cứu và gây mê chủ động.

ThS.BS Nguyễn Thị Thu Ba - Trưởng khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết:Để áp dụng được quy trình này, toàn bộ thành viên trong ekip gây mê đều được đào tạo và thực hành về chiến lược DAS ở tất cả các bước: tiếp cận khám, lập kế hoạch, xử trí đường thở khó, rút nội khí quản; đảm bảo 100% thành viên trong ekip gây mê đều có tư duy đồng bộ, luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả nhân lực và vật tư trong mọi trường hợp”.

Nâng cao an toàn trong gây mê và cấp cứu nhờ làm chủ 'Chiến lược quản lý đường thở khó' ảnh 3

Các Chuyên gia Liên minh thế giới về Quản lý đường thở đào tạo ứng dụng quy trình xử trí đường thở khó trong thực tiễn tại Bệnh viện Hồng Ngọc

Hội thảo đầu tiên tại Đông Nam Á về Quản lý đường thở với phần trình bày của Giáo sư Ani Patel - “Cha đẻ” của chiến lược DAS

Với mong muốn phổ biến rộng rãi những kỹ thuật cao trong gây mê được đầu tư nghiên cứu và quy trình DAS - Kế hoạch quản lý đường thở khó về Việt Nam, ngày 13/04/2024 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc phối hợp với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Hội gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World đã tổ chức Hội nghị “Quản lý đường thở WAAM 2024” lần đầu tiên tại Đông Nam Á.

Rất nhiều nội dung hấp dẫn đã được trình bày tại Hội nghị với sự góp mặt của 15 Giáo sư, Bác sĩ hàng đầu thế giới về quản lý đường thở khó.

Tại hội nghị, Giáo sư Ani Patel, “cha đẻ” của chiến lược DAS đã trình bày về Ứng dụng Oxy dòng cao qua mũi trong Quản lý đường thở: “HFNO (một liệu pháp cung cấp oxy lưu lượng cao, ấm và ẩm qua ống thông mũi) được sử dụng như một tiêu chuẩn vàng trong dự trữ oxy trước mổ, trong quá trình gây mê và trong toàn bộ quá trình quản lý đường thở. Nhờ vào nền tảng DAS, kết hợp với việc sử dụng hướng dẫn của HFNO sẽ giúp cải thiện ít nhất 50% khoảng chết giải phẫu cho bệnh nhân, kéo dài thời gian ngừng thở an toàn cho những trường hợp đường thở khó từ 2 phút lên 10 phút, 20 phút, thậm chí 30 phút. Qua đó, bệnh nhân sẽ được cung cấp 100% oxy cao giúp ổn định và nâng cao thể trạng bệnh nhân trong suốt quá trình gây mê, thoát mê và góp phần quyết định lớn cho thành công của ca phẫu thuật, ứng dụng lớn cho các phẫu thuật u thanh quản, trong cấp cứu và trong những trường hợp bệnh nhân tắc nghẽn đường thở”.

Nâng cao an toàn trong gây mê và cấp cứu nhờ làm chủ 'Chiến lược quản lý đường thở khó' ảnh 4

Giáo sư Ani Patel trình bày tại Hội nghị

Giáo sư hàng đầu Châu Âu - Paul Baker, cũng đưa đến 1 bài báo cáo khoa học cực kỳ chi tiết về eFONA (Tiếp cận đường cổ trước). Theo Giáo sư Paul Baker: “eFONA là lựa chọn hữu hiệu trong trường hợp đặt nội khí quản thất bại. Phương pháp này được được sử dụng khi đường thở ở trên bị cản trở vì dị vật, hoặc chấn thương lớn ở mặt, hoặc không thể thông khí được bằng bất cứ phương tiện nào khác. Một giải pháp eFONA lý tưởng đòi hỏi phải đảm bảo được tỷ lệ thành công cao, tỷ lệ biến chứng thấp, bác sĩ dễ thao tác, thời gian thực hiện nhanh chóng, ngăn ngừa trào ngược và cho phép thông khí đầy đủ ngay cả khi có tắc nghẽn đường thở trên. Trong đó, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu chuẩn hóa và thực hiện thành một quy trình bài bản ở các bệnh viện”.

Nâng cao an toàn trong gây mê và cấp cứu nhờ làm chủ 'Chiến lược quản lý đường thở khó' ảnh 5

Giáo sư Paul Baker cùng với bài chia sẻ về Tiếp cận đường cổ trước trong Quản lý đường thở (eFONA)

Thông qua những tham luận mang tính chuyên môn cao từ những Chuyên gia đầu ngành Gây mê Hồi sức trên Thế giới và Việt Nam, Hội nghị hi vọng sẽ mang chiến lược DAS tiếp cận gần hơn tới các bác sĩ Việt Nam, giúp các bác sĩ có quy trình chẩn hóa và có những hướng dẫn cụ thể, chủ động trong mọi tình huống. Từ đó, các bác sĩ nói riêng và các Bệnh viện Việt Nam nói chung có thể ứng dụng được thành công chiến lược DAS vào thường quy và nâng cao chất lượng gây mê cho phẫu thuật, cấp cứu đường thở cho bệnh nhân.

MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.