Năng lượng Mặt Trời sẽ được… “đóng chai” dùng dần trong 10 năm tới

Năng lượng Mặt Trời sẽ được… “đóng chai” dùng dần trong 10 năm tới
HHT - Ý tưởng này nhiều người mới nghe có thể nghĩ đến là một câu chuyện trong phim viễn tưởng. Tuy nhiên, sự thực là các nhà khoa học đã và đang phát triển một công nghệ có thật.

Loại chất lỏng đặc biệt có thể hấp thụ năng lượng Mặt Trời và lưu trữ trong các lọ kín trong gần 20 năm để dùng dần đang được các nhà khoa học Thụy Điển nghiên cứu và phát triển.

Năng lượng Mặt Trời sẽ được… “đóng chai” dùng dần trong 10 năm tới ảnh 1

“Nhiên liệu đặc biệt này giống như một loại pin sạc nhưng thay vì sạc điện, ánh sáng Mặt Trời mới là nguồn sạc”, Jeffrey Grossman, nhà khoa học đến từ MIT, cho biết.

Theo các nhà khoa học tiết lộ, loại chất lỏng đặc biệt này bao gồm các phân tử carbon, hydro, nitơ. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào, các liên kết giữa những nguyên tử sẽ được sắp xếp lại và biến thành một dạng cấu trúc có khả năng lưu trữ năng lượng lâu dài trong các lọ kín. Đến mùa Đông, hoặc ban đêm, hỗn hợp phân tử có chứa năng lượng Mặt Trời sẽ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt thông qua một chất xúc tác.

"Với loại chất lỏng đặc biệt này, năng lượng có thể được lưu trữ trong 18 năm liên tục", nhà khoa học vật liệu nano Kasper Moth-Poulsen từ Đại học Công nghệ Chalmers nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu đã đưa chất lỏng qua quy trình thử nghiệm hơn 125 lần, thu nhiệt và xả nó nhiệt mà không gây tổn hại đáng kể cho các phân tử trong chất lỏng.

"Còn rất nhiều việc phải làm. Bây giờ chúng tôi cần đảm bảo mọi thứ được thiết kế tối ưu nhất có thể", Moth-Poulsen nói thêm.

Các nhà nghiên cứu kỳ vọng có thể được áp dụng rộng rãi loại năng lượng đặc biệt này trong việc cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình, nhà máy, khu công nghiệp.

Bên cạnh đó nó được hi vọng giảm thiểu được việc sử dụng các nguồn nguyên liệu sinh nhiệt như củi gỗ, nhiên liệu hóa thạch trong tự nhiên nhằm giúp bảo vệ môi trường sống của con người.

Hiện tại, chất lỏng này đã được thử nghiệm quy mô hơn với một hệ thống thu nhận năng lượng, được đặt trên mái nhà của một tòa nhà lớn và kết quả đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư.

Dự kiến, khoảng 10 năm tới, loại năng lượng đặc biệt từ Mặt Trời sẽ được phổ biến rộng rãi.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?