Nàng Mona Lisa cười bí ẩn vì... mắc bệnh giang mai?

Nụ cười của nàng Mona Lisa đã khiến giới phân tích nghệ thuật đau đầu suốt hàng trăm năm qua.
Nụ cười của nàng Mona Lisa đã khiến giới phân tích nghệ thuật đau đầu suốt hàng trăm năm qua.
TPO - Rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra xoay quanh nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa trong bức họa nổi tiếng “La Gioconda”. Mới đây nhất, một nhà báo người Anh dựa trên những nghiên cứu của mình đã đưa ra nhận định rằng: dường như nàng Mona Lisa cười bí hiểm là do mắc bệnh giang mai.

Kể từ khi ra đời vào năm 1503, “La Gioconda” – bức họa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci đã khiến giới phân tích nghệ thuật phải đau đầu với những bí ẩn liên quan đến nàng Mona Lisa, đặc biệt là nụ cười của nàng. Có người cho rằng Mona Lisa đang cáu kỉnh, buồn bã, trầm ngâm. Cũng có người khẳng định rằng nàng Mona Lisa trong tranh không hề cười.

Mới đây nhất, Jonathan Jones – một cây viết người Anh của tờ The Guardian đã đưa ra một nhận định đáng chú ý về nụ cười bí ẩn của Mona Lisa. Theo Jones, vào thời điển bức tranh được vẽ, có thể nàng Mona Lisa đang mắc bệnh giang mai. Năm 1910, nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud cũng đưa ra quan điểm tương tự trong cuốn sách "Leonardo da Vinci và Ký ức thời trẻ".

Mona Lisa có tên đầy đủ là Lisa Gherardini - vợ của Francesco del Giocondo, một thương gia ở Florentine (Ý). Cuộc sống của phụ nữ thời Phục hưng vốn được giữ kín nên giới phân tích sở hữu rất ít tư liệu về Mona Lisa. Tuy nhiên, có một số sổ sách kế toán của một tiệm thuốc còn sót lại cho thấy nàng đã từng mua chất nhờn ốc sên – thứ được chứng minh là có thể chữa các bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh giang mai.

Nhà báo Jones khẳng định: tới thế kỷ 18, ốc vẫn được dùng để làm thuốc và tác dụng của nó cũng được ghi nhận trong cuốn Pharmacopeia pauperum (năm 1718).

Thực tế, việc nàng Mona Lisa mua thuốc ốc xảy ra gần một thập kỉ sau khi bức tranh của Leonardo da Vinci ra đời, tức là khoảng năm 1513. Dù vậy, vào thời điểm năm 1503, bệnh giang mai đã lan truyền khắp châu Âu như “cháy rừng”. Căn bệnh này được cho là do các thủy thủ của Columbus mang từ “vùng đất mới” về châu Âu vào năm 1492.

Bên cạnh đó, khi Andy Warhol tạo ra một phiên bản đen trắng của bức “La Gioconda”, ông đã nhận thấy những mảng màu đan xen và cắt cúp phức tạp. Bóng tối lan rộng trên khuôn mặt Mona Lisa dường như đã gián tiếp thể hiện nỗi buồn đằng sau nụ cười bí ẩn. Quầng thâm quanh mắt Mona Lisa cũng cho thấy có vẻ nàng không khỏe. Từ đôi mắt nàng phát ra một ánh nhìn kì lạ, được cho là chứa đựng “khí độc của bệnh tật”. Nhà văn Walter Pater thậm chí còn so sánh Mona Lisa với một ma ca rồng vì nét mặt của nàng phảng phất sự chết chóc.

Những phân tích này phù hợp với luận điểm rằng nàng Mona Lisa mắc trọng bệnh vào thời điểm bức tranh được vẽ. Nếu thực sự Mona Lisa mắc bệnh giang mai thì nụ cười buồn bí ẩn của nàng cùng khuôn mặt u ám cuối cùng đã có lời giải đáp.

Theo Theo The Guardian
MỚI - NÓNG
Chuyện dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong vượt pháo quân thù tải gạo cho bộ đội Điện Biên
Chuyện dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong vượt pháo quân thù tải gạo cho bộ đội Điện Biên
TPO - Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" đưa khán giả gặp gỡ những cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ai trong số họ cũng có những câu chuyện đáng nhớ về chiến trường xưa. Những kỷ niệm của họ làm sống dậy cả một thời oanh liệt.