NASA nuôi tham vọng "xây nhà" lơ lửng giữa trời trên sao Kim

NASA nuôi tham vọng "xây nhà" lơ lửng giữa trời trên sao Kim
HHT - Khí hậu khắc nghiệt trên sao Kim làm cản trở hi vọng đưa con người lên hành tinh này. Tuy nhiên nghiên cứu mới của NASA về việc sử dụng bầu không khí dày đặc trên sao Kim mở ra hi vọng mới.
NASA nuôi tham vọng "xây nhà" lơ lửng giữa trời trên sao Kim ảnh 1
NASA muốn đưa con người lên sao Kim, sống trong nhà nổi lơ lửng giữa trời

Theo tờ Space, những nhiệm vụ thăm dò sao Kim nhiều thập kỷ qua cho thấy hành tinh này không phải là một điểm đến mơ ước của du khách vì nhiệt độ cao khoảng 460 độ C, không khí độc hại, bề mặt đá cằn cỗi, xen kẽ đồng bằng rộng lớn đá bazan và núi lửa.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của NASA cho thấy tham vọng đưa con người lên hành tinh này thông qua việc sử dụng bầu không khí dày đặc ở trên cao.

Điều khiến nhiều nhà khoa học ngạc nhiên là bầu khí quyển trên cao của sao Kim có nhiều điểm giống Trái Đất nhất trong hệ Mặt Trời. Ở độ cao khoảng 50-60 km, áp suất và nhiệt độ có thể so sánh với các vùng khí quyển thấp hơn ở Trái Đất.

Bầu không khí ở độ cao này dày đặc đủ để bảo vệ con người khỏi bức xạ vũ trụ nhưng vừa đủ để sử dụng được năng lượng từ Mặt Trời.

Theo đó, nhà trên sao Kim sẽ là giống như khinh khí cầu kín lơ lửng giữa không gian, bị gió thồi đi và được cung cấp đầy đủ khí thở như oxi, nito. Khí cầu kín với vỏ bọc bằng chất liệu đặc biệt chịu được tác động ăn mòn của axit như teflon, một số chất dẻo kháng axit cao.

Theo Infonet.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Mùa Hè năm nay sẽ đến sớm, nóng hơn với các mức nhiệt độ chưa từng có tiền lệ

Mùa Hè năm nay sẽ đến sớm, nóng hơn với các mức nhiệt độ chưa từng có tiền lệ

HHT - Mùa Hè năm 2023 được dự báo là sẽ đến sớm hơn ở nhiều khu vực trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng năm 2023 sẽ “nóng như thiêu đốt” với những mức nhiệt độ “phá kỷ lục”, gây ra những đợt nắng nóng chưa từng có tiền lệ. Nhưng tại sao lại như vậy?