1. Thấu hiểu khi cơ thể gặp khủng hoảng: Hãy thông cảm và thấu hiểu cho bản thân mình lúc này, tránh tức giận và gây thêm áp lực cho cơ thể lẫn tinh thần của bạn. Rất nhiều người cũng đang như bạn và bạn không phải đối diện với điều này một mình.
2. Giảm sử dụng thiết bị điện tử: Việc dùng điện thoại trong thời gian dài không chỉ tác động xấu đến thị lực mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, gián tiếp ảnh hưởng đến tinh thần của chúng ta.
Chấp nhận mình không thể lúc nào mạnh mẽ và kiên cường. |
3. Kiếm người chia sẻ: Hãy nói ra, hãy chia sẻ, hãy tìm đến những người bạn tin tưởng để trút hết bầu tâm sự.
4. Hạn chế tiếp nạp caffein: Nạp nhiều chất kích thích và những thức ăn, thức uống không tốt cho sức khỏe sẽ khiến tình trạng căng thẳng thêm tồi tệ.
5. Tìm hiểu xem điều gì thường hay gợi lên nỗi lo âu trong bạn: Xác định và đối diện với nguyên nhân là một phần của hành trình vượt qua.
Hãy hướng sự tập trung của mình vào những thứ bạn có thể kiểm soát. |
7. Tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát: Thay vì mãi nhìn vào những điều bạn không thể thay đổi hoặc can thiệp được, hãy hướng sự tập trung của mình vào những thứ bạn có thể kiểm soát.
8. Cố gắng giữ bản thân chỉ lo lắng trong khoảng thời gian cho phép: Hãy tự giới hạn cho mình một khoảng thời gian để lo âu và sợ hãi, đừng để nó kéo dài đến tận cuối ngày và đi vào trong giấc ngủ.
Hãy tự giới hạn cho mình một khoảng thời gian để lo âu. |
9. Tập luyện đối diện với suy nghĩ: Khi bạn đối diện được với những sợ hãi bên trong mình, bạn đang đến gần hơn với ngưỡng vượt qua.
10. Đừng ngại mở lời xin giúp đỡ: Tìm đến sự giúp đỡ không phải là yếu đuối mà nó là một trong những giải pháp hữu hiệu để xử lý các vấn đề bạn đang gặp phải.
11. Dù bạn đang làm gì, hãy làm chậm lại: Làm mọi thứ chậm lại để điều hòa cơ thể và mọi suy nghĩ của bản thân.
Lên kế hoạch để cân bằng lại cuộc sống. |
12. Ngủ đủ giấc: Ai cũng biết giấc ngủ cực kì quan trọng, chất lượng giấc ngủ càng kém sẽ càng khiến tình trạng của bạn càng tồi tệ hơn. Kể cả khi không ngủ được, hãy cứ cố gắng nằm nhắm mắt và thư giãn.
13. Xác định những sai sót trong suy nghĩ: Suy nghĩ trong sợ hãi thường là những suy nghĩ thiếu rõ ràng và sáng suốt. Hãy điều chỉnh lại chúng và đưa mọi thứ về đúng vị trị, tránh suy diễn quá đà hoặc đâm đầu vào ngõ cụt.
14. Tự hỏi bản thân điều tệ hại nhất có thể xảy ra là gì: Hãy đưa ra những kịch bản tệ nhất có thể xảy ra và học cách đối diện với chúng. Chấp nhận được cả những tình huống xấu nhất rồi, bạn sẽ triệt tiêu được một phần của nỗi sợ và lo lắng.
15. Chú trọng việc cân bằng cuộc sống: Lên kế hoạch để cân bằng lại cuộc sống, tránh để tình trạng căng thẳng và lo âu cuốn bạn đi một cách thiếu kiểm soát.