Nếu bạn đang muốn từ bỏ, hãy lắng nghe câu chuyện kỳ diệu về cây cầu Brooklyn!

Nếu bạn đang muốn từ bỏ, hãy lắng nghe câu chuyện kỳ diệu về cây cầu Brooklyn!
HHT - Đây là câu chuyện có thật về việc hai cha con kỹ sư John Roebling xây dựng cây cầu Brooklyn ở New York (Mỹ) năm 1870. Cây cầu được hoàn thành vào năm 1883, sau 13 năm.

Năm 1869, một kỹ sư đầy sáng tạo tên là John Roebling có ý tưởng về việc xây dựng một cây cầu đặc biệt nối New York với Long Island. Tuy nhiên, các chuyên gia xây cầu trên khắp thế giới đều nghĩ rằng đây là một nhiệm vụ bất khả thi và bảo Roebling quên ý tưởng đó đi. Việc này đơn giản là không thể thực hiện. Không thực tế. Xưa nay đã ai làm đâu.

Roebling không thể quên được cảm hứng của mình về cây cầu. Ông nghĩ đến nó suốt và từ sâu thẳm trong tim mình, ông biết rằng có thể xây được cầu. Ông muốn chia sẻ mơ ước của mình với ai đó. Sau rất nhiều thảo luận và thuyết phục, con trai ông là Washington, một kỹ sư trẻ, cũng đã nhất trí rằng cây cầu này có thể được xây dựng.

Người đàn ông đứng

Hai cha con làm việc lần nhau lần đầu tiên, và phát triển những khái niệm ban đầu, cộng với việc làm sao để vượt qua những khó khăn. Với rất nhiều nhiệt tình và phấn khởi, và bất chấp những tiêu đề đầy nản lòng trên báo, họ vẫn tự thuê đội ngũ của mình và bắt đầu xây dựng cây cầu trong mơ.

Dự án khởi đầu tốt đẹp, nhưng chỉ vài tháng sau, một tai nạn thảm khốc đã xảy ra, lấy đi mạng sống của John Roebling. Washington cũng bị thương và còn bị ảnh hưởng đến não, khiến anh không thể đi lại hoặc nói chuyện được nữa.

“Chúng ta đã bảo họ rồi mà”. “Hai cha con bị điên cùng những giấc mơ điên rồ của họ”. “Thật ngớ ngẩn khi theo đuổi những ý tưởng không có căn cứ”.

Tất cả mọi người đều có những lời bình luận tiêu cực về vụ việc cây cầu và cho rằng dự án nên bị hủy bỏ, bởi hai cha con Roebling là những người duy nhất tin vào việc xây dựng này.

Bất chấp hoàn cảnh, Washington không bao giờ nản chí và vẫn có một mong muốn cháy bỏng là hoàn thành cây cầu. Tuy không cử động được nhiều, nhưng trí tuệ của anh vẫn rất sắc bén. Anh cố gắng tạo cảm hứng và truyền nhiệt huyết của mình cho bạn bè, nhưng bạn bè của anh đều thoái lui.

Hình ảnh minh họa cho việc xây dựng cây cầu.

Khi nằm trên giường trong bệnh viện, với ánh Mặt Trời chiếu qua các ô cửa sổ, với những cơn gió nhẹ thổi làm rung rinh những tấm rèm trắng, Washington có thể thoáng nhìn thấy bầu trời xanh và những ngọn cây cũng xanh mát ở bên ngoài, dù chỉ trong một vài khoảnh khắc.

Dường như đó là một thông điệp bảo anh đừng bỏ cuộc. Bỗng nhiên, một ý tưởng nảy ra. Giờ đây, tất cả những gì anh có thể làm chỉ là cử động một ngón tay, và anh quyết định tận dụng điều này. Washington bắt đầu phát triển những mật mã giao tiếp với vợ mình.

Anh chạm ngón tay cử động được vào tay vợ, rồi làm dấu hiệu cho biết anh muốn gọi những kỹ sư trước đây đến. Rồi anh vẫn dùng phương pháp gõ ngón tay để nói cho các kỹ sư biết cần phải làm gì. Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng dự án đã được khởi động lại.

Cây cầu Brooklyn vẫn đứng vững đến tận bây giờ.

Trong suốt 13 năm, Washington gõ ngón tay vào cánh tay vợ mình để đưa ra những hướng dẫn, cho đến khi, cuối cùng, cây cầu được hoàn thành. Ngày nay, cây cầu Brooklyn ấn tượng vẫn đứng vững, đẹp đẽ và đầy tự hào, như một sự ghi nhớ về chiến thắng của tinh thần không thể khuất phục của một con người, cũng như ý chí không bị đánh bại bởi hoàn cảnh. Nó cũng là sự ghi nhớ về các kỹ sư cùng tinh thần đồng đội của họ, về lòng tin của họ dành cho một người mà một nửa thế giới coi là điên rồ. Cây cầu cũng đứng vững như một công trình kỷ niệm về tình yêu thương và sự hy sinh tận tụy của một người vợ suốt 13 năm luôn kiên nhẫn giải mã những thông điệp của chồng và nói cho đội ngũ kỹ sư biết phải làm gì.

Thường khi chúng ta đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ thấy những rào cản đó thật to lớn. Trong khi thực tế, chúng có thể là rất nhỏ nếu so sánh với những gì mà nhiều người khác đang phải đối mặt. Cây cầu Brooklyn đã cho chúng ta thấy rằng những giấc mơ dù tưởng chừng như bất khả thi vẫn có thể biến thành hiện thực với lòng quyết tâm và sự kiên trì, cho dù trong hoàn cảnh nào.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
Vòng Chung kết cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2: "Ước mơ của em" được viết nên từ nét chữ
Vòng Chung kết cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2: "Ước mơ của em" được viết nên từ nét chữ
HHT - Ngày 19/4 tại Trường Tiểu học Cao Bá Quát (Gia Lâm, Hà Nội), hơn 500 thí sinh xuất sắc nhất cả nước đã bước vào vòng Chung kết cuộc thi "Chữ đẹp Việt - lần 2", sân chơi giáo dục mang đậm giá trị nhân văn, kết nối trái tim thầy cô, phụ huynh và học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc qua từng nét chữ.

Có thể bạn quan tâm

Tiền có tệ? - Cẩm nang quản lý tài chính cá nhân dành cho Gen Z

Tiền có tệ? - Cẩm nang quản lý tài chính cá nhân dành cho Gen Z

HHT - Cuốn sách "Tiền có tệ?" của tác giả Trần Công Danh mang đến những câu chuyện và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong việc quản lí tài chính cá nhân. Qua đó, gợi ý cho Gen Z việc sử dụng tiền sao cho hiệu quả nhất, để có thể giúp bạn sống hạnh phúc và hạn chế được những rủi ro phát sinh trong cuộc sống.
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt "vắt nước mắt" khán giả: Nhà là nơi chữa lành

Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt "vắt nước mắt" khán giả: Nhà là nơi chữa lành

HHT - Không chỉ chất chứa vị ngọt - chua trong những câu thoại về cuộc sống, "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt" (When Life Gives You Tangerines) còn "vắt nước mắt" khán giả bởi loạt thoại về tình cảm gia đình. Nhất là những câu nói của Geum Myeong, mỗi lời đều nhìn thấu tâm tư sâu thẳm của những người con - dù bướng bỉnh nhưng yêu gia đình rất nhiều.
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí

Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí

HHT - Trở về từ chuyến hải trình thăm quân và dân ở quần đảo Trường Sa trong vai trò một nhà báo, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã chuyển hóa những kí ức, cảm xúc về Trường Sa thành 26 bài thơ trong trẻo, hồn nhiên dành cho các em nhỏ, để giữ mãi hình ảnh Trường Sa thật gần gũi và lấp lánh trong tim mình.