Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism chỉ ra rằng những thay đổi nhỏ về giấc ngủ cũng có thể gây ra tác hại cho sức khỏe. Điều này bao gồm việc người dùng tắt báo thức để ngủ thêm một chút mỗi buổi sáng.
Nghiên cứu cho biết người dùng không nên sử dụng nút hoãn báo thức (snooze) nhiều lần. Mỗi giai đoạn của giấc ngủ có một ngưỡng hoặc điểm kích thích khác nhau. Khi con người bị đánh thức từ giai đoạn ngủ sâu, một phản ứng sẽ xuất hiện trong não.
Phản ứng này khiến mức Adrenaline và Cortisol của con người tăng đáng kể. Điều đó dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim và chức năng tim mạch. Nếu người dùng nhấn snooze hơn một lần, cơ thể có khả năng bị sốc khi phải thức dậy liên tục. Theo thời gian, đây không phải là một hành vi tích cực và có hại cho sức khỏe.
Thời gian ngủ giữa các lần đặt báo thức không đủ để đưa cơ thể trở lại trạng thái ngủ sâu. Cơ thể mất tối thiểu 15-20 phút để trở lại trạng thái này. Vì vậy, việc người dùng cố ngủ thêm một vài phút thực sự rất có hại.
Nếu như hàng ngày, người dùng có triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ tại nơi làm việc thì hãy ngưng sử dụng nút snooze. Hãy dành 15 phút đầu tiên sau khi thức dậy để tiếp xúc ánh sáng Mặt Trời hoặc các nguồn ánh sáng mạnh để ngăn chặn việc cơ thể sản xuất Melatonin. Sau đó, hãy uống một ly nước lớn và bắt đầu ngày mới.