Ngày 2/9, nghe nữ giáo viên chia sẻ về môn học Lịch sử?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - "Tại sao nhiều thanh, thiếu niên chưa yêu thích môn Lịch sử? Làm gì để học sinh thấy thích thú và say mê với môn học này? Tâm sự của một cô giáo dạy môn lịch sử phần nào cũng là tâm tư của nhiều thầy cô giáo đứng lớp dạy môn học này.

Lịch sử là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. GS.NGND Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam từng khẳng định: "Môn Sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới, mà còn góp phần quan trọng trong bồi dưỡng lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn hóa nhân loại, trong hình thành nhân cách và bản lĩnh con người, ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Các em lớn lên, quay lưng lại với lịch sử chính là quay lưng lại với quá khứ của mình thì hệ lụy sẽ là khôn lường".

Thế nhưng hiện nay, không ít học sinh không yêu thích môn Lịch sử; trong khi SGK có nội dung nặng và khó so với độ tuổi học sinh. Có nhiều chủ đề trước đây được dùng để dạy cho sinh viên thì nay được đưa vào dạy ở trường THPT

Ngày 2/9, nghe nữ giáo viên chia sẻ về môn học Lịch sử? ảnh 1

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo (giáo viên Sử trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) với học sinh

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo (giáo viên Sử trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) cho rằng, với môn Sử, nếu không bắt buộc, các em sẽ không chọn thi.

Chúng ta không phải quá lo lắng, căng thẳng.

Trong không khí chào mừng ngày Quốc Khánh của đất nước, với tư cách là giáo viên dạy môn Sử, Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo chia sẻ, tôi cảm thấy hân hoan và hạnh phúc. Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa đối với dân tộc cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong thập niên 40 của thế kỉ XX. Đối với dân tộc ta, đây là sự kiện càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Đó là ngày đánh dấu đất nước ta độc lập, dân ta trở thành người làm chủ của đất nước sau gần 70 năm bị thực dân Pháp đô hộ.

Trong những ngày gần đây, khi Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra hai phương án về việc thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trong đó, phương án 1 là thi 6 môn trong đó 4 môn bắt buộc (Toán, Văn, Anh và Sử) hai môn tự chọn.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/12/2018. Đến ngày 3/8/2022 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 13 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, Lịch sử được điều chỉnh trở thành môn học bắt buộc ở bậc THPT, thay vì tự chọn như trước đó.

Phương án 2: 5 môn trong đó 3 môn bắt buộc và hai môn tự chọn. Trong môn tự chọn có môn Lịch sử. Với quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ cho phương án thứ 2. Đó là 3 môn bắt buộc và hai môn tự chọn. Quan điểm này có thể sẽ không được sự ủng hộ của nhiều giáo viên dạy Sử hay dư luận xã hội. Vì môn sử là môn bắt buộc thì phải là thi bắt buộc chứ không thể tự chọn.

Với cá nhân tôi, tôi cho rằng phương án 2 là hợp lý. Vì chương trình THPT mới hướng đến việc dạy học phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh. Nên việc giảm bớt một môn thi cũng đồng thời giảm bớt áp lực cho người học. Vì dù thế nào cũng không thể bỏ qua việc học - thi - áp lực học thi của xã hội trong nhiều năm qua.

Riêng đối với môn Sử, nếu không bắt buộc, các em sẽ không chọn thi, thì việc bắt buộc học Sử sẽ không có ý nghĩa, khi môn Sử được dư luận xã hội lên tiếng mạnh mẽ để trở thành môn học chính thức thì tôi cho rằng chúng ta không phải quá lo lắng, căng thẳng. Hiện nay Sử vẫn nằm trong tổ hợp khoa học xã hội, số lượng thí sinh chọn tổ hợp này để thi tốt nghiệp vẫn có tỷ lệ cao, tăng trong những năm gần đây. Thế nên, chúng ta cũng lạc quan để tin rằng các em sẽ chọn để thi.

Học sinh chưa bao giờ ghét môn Sử?

Theo tôi, thật ra học sinh chưa bao giờ ghét bỏ môn Sử cả. Các em yêu thích môn sử ở dưới nhiều dạng thức và cách thể hiện khác nhau chứ không phải cứ không học sử là ghét Sử hay không thích Sử. Việc chọn học Sử nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố đối với sự lựa chọn của các em. Việc các em thích và không thích cũng như học tốt hay không tốt môn Lịch sử có mối liên hệ với nhau những cũng có tính độc lập tương đối của nó.

Trong một số nghiên cứu, khảo sát việc học sử của học sinh THPT, tôi cũng từng khảo sát và cho thấy thích học sử, nhưng kết quả không tốt hoặc không thích những kết quả vẫn cao, điều này cho thấy cách đánh giá, đo lường chất lượng học tập còn nhiều độ lệch chuẩn khác nhau. Thế nên, tôi luôn lạc quan và tin tưởng các em không ghét mà yêu Sử theo cách riêng của mình.

2,3 năm qua môn Sử luôn được lấy điểm chuẩn cao khiến giáo viên dạy môn này rất vui và phấn khởi.

"Nhìn lại lịch sử tuyển sinh của ngành học này, tôi cũng có lúc buồn và đau. Vì điểm đầu vào không cao, khiến cho việc đào tạo cũng khó có chất lượng tốt. Ngành Sử tưởng là dễ và đơn giản như một ngành học nhẹ nhàng và học xong thì có thể đi dạy được là chưa đúng hoàn toàn. Cũng là học, cũng là dạy, nhưng những bạn giỏi và có năng lực, năng khiếu sẽ khiến cho môn học được truyền tải tốt hơn đến học sinh"- cô Huyền Thảo chia sẻ.

Chương trình giáo dục 2018 đã đặt ra những yêu cầu mới đối với môn học. Trong đó, ngoài việc hình thành tri thức sử học cho học sinh, còn phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh, chú trọng đến thực hành, hình thành năng lực tư duy, phản biện, quản lý, tư duy tổng hợp, phân tích ... thì việc giáo viên giỏi, vững nghề và nắm vững phương pháp cũng như yêu cầu về năng lực của ngành học mới có thể đáp ứng được.

“Vì thế, cá nhân tôi thật sự rất vui, khi ngành Sư phạm lịch sử đang là ngành học dẫn đầu trong các ngành sư phạm”- giáo viên này nhấn mạnh.

Ngành giáo dục cần có những động thái để nâng cao vị trí môn lịch sử trong nhà trường. Đa số học sinh đều kêu sách sử có quá nhiều sự kiện, con số phải học thuộc lòng. Khi chưa viết được sách mới phù hợp thì trong các kì thi tốt nghiệp nên công bố “giới hạn” nội dung thi môn sử.

MỚI - NÓNG