/ Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
|
Nghề "thay áo mới" cho tàu thuyền đánh cá ở Nghệ An. |
![]() |
Những ngày này, các cơ sở sửa chữa tàu thuyền ở huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) luôn tấp nập tàu thuyền vào ra sửa chữa, nâng cấp. Có những con tàu hỏng hóc phải bắt bệnh sửa chữa. Cũng có những con tàu vào chỉ để tân trang, “thay áo mới” sau thời gian dài hoạt động. |
![]() |
“Nếu tàu không hỏng hóc thì cứ ít năm đi biển phải đến các cơ sở sửa chữa để bảo dưỡng và tân trang lại phần vỏ. Một số bộ phận bằng gỗ bị mục phải thay. Vỏ thuyền phải gia cố, sơn mới để tránh mục, ngấm nước, đi cho an toàn”, ngư dân Trần Văn Hoàng (46 tuổi, trú xã Phú Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) nói. |
![]() |
Tại cơ sở sửa chữa tàu thuyền của ông Nguyễn Văn Hùng (xã Phú Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu) luôn có 18 công nhân tất bật làm việc mỗi ngày. Mỗi người thợ đều có nhiệm vụ riêng từ thợ mộc, thợ máy, thợ sơn… để sửa chữa, tân trang tàu thuyền. |
![]() ![]() |
Với các tàu cá công suất lớn nặng hàng trăm tấn, những người thợ phải kê thân tàu chắc chắn để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa. |
![]() |
Tùy vào mức độ hư hỏng của tàu cũng như việc tân trang tổng thể hay từng chi tiết mà các con tàu sẽ có khoảng thời gian “chữa bệnh” riêng. Có tàu chỉ cần vài ngày đến vài tuần. Cũng có những con tàu cần nằm lại hàng tháng mới hoàn thiện. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Tùy vào mức độ hư hỏng, những người thợ sẽ thay thế các chi tiết làm bằng gỗ hoặc gia cố đảm bảo chắc chắn. |
![]() |
Những con tàu cao lớn, người thợ phải sử dụng thang sắt để trèo lên xuống làm việc. |
![]() |
Sơn sửa lại cabin để tàu mới và bền bỉ với sự ăn mòn của nước biển. |
![]() |
Lãnh đạo Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư Nghệ An cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 9 cơ sở sửa chữa, cải hoán tàu cá tại các địa phương ven biển. Trong năm 2024, toàn tỉnh có 144 tàu cá được chấp thuận cải hoán. |