Nghịch lý: Học sinh giỏi + đề hay = Điểm thấp!

Nghịch lý: Học sinh giỏi + đề hay=Điểm thấp!
HHT - Học sinh giỏi, đề hay nhưng kết quả thi thấp, kỳ thi lớp 10 ở TP.HCM đã "lật bài ngửa" nhiều vấn đề về chất lượng dạy học trong nhà trường.

Xếp loại toàn Khá - Giỏi, điểm thi thấp... lè tè 

Nhiều năm gần đây, với cấu trúc đề thi không thay đổi, được đánh giá là hay, khó, điểm thi vào lớp 10 của TP.HCM cũng tiếp tục... thấp một cách ổn định. 

Nghịch lý: Học sinh giỏi + đề hay=Điểm thấp! ảnh 1

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, điểm thi lớp 10 năm học 2019-2020 có gần 49,7% (gần 40.000 thí sinh) có bài thi môn Toán điểm từ 5 trở xuống. Môn tiếng Anh có đến 58,4% bài thi điểm dưới 5. Trong đó, có hàng trăm bài thi bị 0 điểm và bài điểm 1, 2, 3 nhiều vô kể. 

Phải nói, nhiều năm qua đề thi các môn vào lớp 10 của TP.HCM được đánh giá rất cao về sáng tạo trong cách thể hiện, có tính thực tế và khả năng đánh giá, phân loại tốt. Đề đưa ra các vấn đề thực tế, tránh tình trạng học vẹt, học tủ, đòi hỏi học sinh (HS) ngoài kiến thức được học, muốn làm được bài tốt phải có khả năng lập luận, tư duy, liên tưởng...

Tuy nhiên, đối chiếu kết quả của kỳ thi này sẽ thấy một "độ vênh" lớn với kết quả, xếp loại trên lớp. Thống kê năm 2017 ở bậc THCS của TP.HCM có khoảng 73% học sinh đạt học lực Khá - Giỏi. 

Tỷ lệ không nhỏ HS có kết quả học tập Khá - Giỏi ở trường nhưng trải qua kỳ thi đã bị sốc khi không đạt nổi mức điểm trung bình. Nhiều phụ huynh "chới với" khi nhìn vào kết quả thi vào lớp 10 của con, ở lớp toàn xếp hạng cao, thi rớt cái... nhẹ bẫng. 

Kỳ thi... "lật bài ngửa"

Có thể nói, kỳ thi lớp 10 ở TP.HCM tồn tại nghịch lý: HS giỏi + đề hay = điểm thấp! Đây là một kỳ thi căng thẳng để "loại" HS vào lớp 10 công lập nhưng lại nhận được nhiều đánh giá tích cực về mặt chất lượng. 

Với việc đổi mới đề thi, đảm bảo mức độ đánh giá, TP.HCM không "nhẹ tay" để lấy một tỷ lệ đẹp dù nhiều năm qua kết quả thấp, kỳ thi này "lật bài ngửa" rất nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng dạy học.

Nghịch lý: Học sinh giỏi + đề hay=Điểm thấp! ảnh 2
Học sinh TP.HCM trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019.

Đó là những vấn đề như việc dạy học ở trường còn chậm, chưa theo kịp đổi mới đánh giá; dạy thêm học thêm, bệnh thành tích trong trường học...

N.P.T, một giáo viên dạy Toán ở TP.HCM nêu quan điểm, trước ngày thi một vài ngày, các em sẽ được ôn, đúng dạng bài đó để thi vẫn là điều phổ biến trong trường học. Học tủ, ôn tủ hay tủ đã có sẵn, HS cứ vậy mà làm, cách học tư duy bị phá vỡ hết. 

Bước vào kỳ thi lớp 10, quy trình "ăn sẵn" này bị phá vỡ, kỳ thi đánh giá thực chất đã "phô bày" mặt bằng tư duy của học sinh TP.HCM. Theo cô T., chúng ta phải nhìn nhận, mặt bằng tư duy của HS thành phố còn rất thấp. 

Thành tích cao - điểm thi thấp, có những ý kiến nói thẳng rằng điểm thi ở trường chỉ là điểm phản ánh việc học thêm của HS chứ không phải điểm thực chất.

Nhiều giáo viên "buông điểm" theo lộ trình học thêm của học sinh hay cho điểm để lấy thành tích nên khi phải "bơi" bên ngoài, các em "vấp" ngay. Một kỳ thi cũng "lộ" ra nhiều trường còn dễ dãi trong việc đánh giá HS chạy theo thành tích. 

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá đề thi vào lớp 10 của TP.HCM nhiều năm thay đổi theo hưởng đổi mới, vận dụng, tư duy... Trong những năm tiếp sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nếu giáo viên không thay đổi cách dạy học thì HS sẽ rất thiệt thòi khi tham gia tuyển sinh. 

Một giáo viên ở TP.HCM chia sẻ, khi tư vấn cho học sinh chọn nguyện vọng vào lớp 10, thầy nói nhỏ với các em hãy dựa vào điểm học kỳ, điểm tổng kết trên lớp của mình. Sau đó, hãy trừ đi 3 - 4 điểm thì thành điểm thực chất của các em để tránh bị "sốc".

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?