Nghiên cứu này vừa chứng minh chế độ Dark Mode không tốt như chúng ta vẫn nghĩ

Nghiên cứu này vừa chứng minh chế độ Dark Mode không tốt như chúng ta vẫn nghĩ
HHT - Nghiên cứu mới của Đại học Manchester vừa chứng minh Night Shift và Dark Mode có thể gây nhầm lẫn cho đồng hồ sinh học nhiều hơn là hiệu quả chúng mang lại.

Trong bản cập nhật iOS 9.3 ra mắt cách đây vài năm, Apple đã giới thiệu tính năng “Night Shift”, giảm cường độ ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị, bằng cách thay đổi ánh sáng trên màn hình iPhone/iPad bằng ánh sáng vàng với mục đích giúp người dùng dễ ngủ hơn khi sử dụng thiết bị.

Và trong bản cập nhật iOS 13 gần đây, Apple cũng ra mắt Chế độ tối toàn hệ thống (Dark Mode) với mục đích tương tự là giúp mắt người dùng đỡ bị mỏi vào ban đêm.

Nghiên cứu này vừa chứng minh chế độ Dark Mode không tốt như chúng ta vẫn nghĩ ảnh 1
Tính năng “Night Shift” giúp giảm cường độ ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị, bằng cách thay đổi ánh sáng trên màn hình iPhone/iPad.

Những tính năng này được thiết kế để thay đổi nhiệt độ và màu sắc của màn hình dựa vào tùy thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy các tính năng được thiết kế để giảm ánh sáng xanh giúp người dùng dễ đi ngủ vào giấc ngủ hơn có thể không hiệu quả như chúng ta vẫn tưởng.

Theo nghiên cứu mới của Đại học Manchester được đăng tải trên tờ The Guardian, các tính năng như Night Shift hay Dark Mode có thể đang cho kết quả trái ngược với những gì mà người ta mong đợi.

Nghiên cứu này vừa chứng minh chế độ Dark Mode không tốt như chúng ta vẫn nghĩ ảnh 2
Apple cũng ra mắt Chế độ tối toàn hệ thống (Dark Mode) với mục đích giúp mắt người dùng đỡ bị mỏi vào ban đêm. (Ảnh: 9to5mac)

Trong nhiều năm qua, thuật ngữ giảm ánh sáng xanh quá quen thuộc với con người, thậm chí người ta còn chế tạo nên những cặp mắt kính có thể lọc ánh sáng xanh với mục đích là hạn chế ánh sáng xanh tiếp xúc với mắt, giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới của Đại học Manchester, các tính năng này lại gây nhầm lẫn cho đồng hồ sinh học nhiều hơn là hiệu quả chúng mang lại.

Nghiên cứu của Đại học Manchester cho biết, mức độ sáng quan trọng hơn màu sắc khi có tác động đến đồng hồ sinh học của cơ thể bạn. Tuy nhiên, khi cả 2 nguồn sáng đều mờ, màu xanh da trời lại giúp thư giãn hơn màu vàng. Cuộc nghiên cứu được tiến hành trên chuột bởi Tiến sĩ Tim Brown, người cho biết có lý do chính đáng để tin rằng nó cũng được áp dụng cho con người. 

Nghiên cứu này vừa chứng minh chế độ Dark Mode không tốt như chúng ta vẫn nghĩ ảnh 3
Nghiên cứu mới của Đại học Manchester vừa chứng minh Night Shift và Dark Mode lại gây nhầm lẫn cho đồng hồ sinh học nhiều hơn là hiệu quả chúng mang lại. (Ảnh: The Verge)

Nghiên cứu sử dụng nguồn ánh sáng được thiết kế đặc biệt, cho phép các nhà nghiên cứu điều chỉnh màu sắc mà không thay đổi cường độ sáng. Nghiên cứu cho thấy ánh sáng màu xanh lam tạo ít ảnh hưởng với đồng hồ sinh học của chuột hơn so với màu vàng với cường độ sáng tương tự.

“Điều này có ý nghĩa cơ bản: ánh sáng ban ngày là màu vàng, hoàng hôn là màu xanh. Hai hiện tượng tự nhiên như bình minh và hoàng hôn là những cách đáng tin cậy để áp dụng cho đồng hồ sinh học trên cơ thể của bạn. Tất nhiên, tại thời điểm này, chúng tôi chỉ biết nó hoạt động trên chuột - và chuột thì không có điện thoại. Dẫu vậy chúng tôi nghĩ rằng có lý do chính đáng để tin rằng nó cũng đúng với con người”, bác sĩ Brown cho biết.

MỚI - NÓNG
Vụ “chặt chém” 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
Vụ “chặt chém” 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
HHT - Liên quan đến vụ tài xế taxi “chặt chém” gia đình một bé gái 13 tuổi từ Lào Cai khi xuống Hà Nội chữa bệnh đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trong diễn biến mới nhất, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận bé gái hiện đang được điều trị hoàn toàn miễn phí nhờ sự chung tay hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, bệnh viện và các nhà hảo tâm.

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.