Ngôi sao Instagram đăng ảnh đi nước ngoài, hóa ra… ghép hình mình vào nền ảnh nước ngoài!

Ngôi sao Instagram đăng ảnh đi nước ngoài, hóa ra… ghép hình mình vào nền ảnh nước ngoài!
HHT - Cộng đồng mạng rất sốc và bêu riếu một influencer trên Instagram vì kỹ năng Photoshop quá tệ khi ghép ảnh chính mình.

Khi bạn có hàng ngàn người theo dõi trên Instagram, thì các thương hiệu sẽ xếp hàng để mời gọi bạn. Họ sẽ tặng đồ miễn phí cho bạn, và thậm chí, sẽ trả tiền để bạn chụp ảnh với sản phẩm của họ, hoặc “tag” họ trong bài đăng của mình.

Một trong những influencer trên Instagram nhận được những lời mời như thế là Johanna Olsson.

Johanna, sinh ra ở Thụy Điển, hay đi du lịch khắp nơi để chụp những bức ảnh thật đẹp, nhằm đăng lên Instagram. Nhưng mới đây, một số bức ảnh của cô đã bị cộng đồng mạng “bóc mẽ”.

Johanna Olsson hay đi du lịch và chụp ảnh đẹp để đăng Instagram.

Influencer 28 tuổi này đến Paris hồi vài tháng trước – đó là một chuyến đi miễn phí – để chụp ảnh mình mặc nhiều loại trang phục khác nhau (để quảng cáo).

Nhưng khi xem những bức ảnh Johanna chụp trong chuyến đi đó, thì rất nhiều cư dân mạng đã đặt câu hỏi là liệu cô có đến Paris thật không.

Đó là vì Johanna đã dùng Photoshop để thay đổi nền của những bức ảnh – và khổ nỗi, những chỗ chỉnh sửa của cô lại quá rõ ràng.

Trong một bức ảnh, cô “đặt” hình mình lên một cây cầu ở sông Siene, chân còn… chẳng chạm đất.

Bức ảnh “chân không chạm đất” của Johanna.

Trong một bức ảnh khác mà cô ngồi ở quán café ngoài trời, thì quanh mái tóc của cô có một đường viền trắng kỳ cục. Nền ảnh có vẻ đã được thay đổi, bỏ bớt đi một cái ô và thêm vào một cái cây!

Sau đó, một số tờ báo ở Thụy Điển đã liên lạc với Johanna, và cô thừa nhận có chỉnh sửa những bức ảnh của mình.

Điều này khiến những người theo dõi cô trên mạng xã hội rất choáng!

Một người viết: “Con mèo nhà tôi còn dùng Photoshop giỏi hơn”.

Thế là, Johanna đã viết lên Instagram: “Tôi có chụp một bức ảnh, thấy không đẹp lắm, nên mới chọn nền ảnh khác để ghép vào. Khi tôi đăng lên, chẳng ai để ý, nên tôi nghĩ cũng không sao”.

Một bức ảnh khác của Johanna bị cộng đồng mạng khẳng định là ghép nền, và còn thay đổi một chút ở nền ảnh nữa.

Cô nói thêm: “Tôi thừa nhận là kỹ năng Photoshop của mình không tốt lắm. Nhưng cả đất nước Thụy Điển bảo tôi là “đi du lịch giả”. Tôi thấy thật buồn cười. Có cực nhiều influencer dùng Photoshop và tạo ra những con chim, cầu vồng hay bầu trời rất kỳ quặc. Tôi cũng có thể làm thế, nhưng tôi không thích. Tôi chỉ muốn nói rõ rằng tôi có đi Paris, và tôi có dùng Photoshop để thay đổi nền ảnh. Nhưng tôi sẽ không gỡ những bức ảnh đó đâu”.

Cuối cùng thì, cộng đồng mạng bảo nhau rằng, thật chẳng biết tin vào bức ảnh nào, câu chuyện nào trên mạng xã hội nữa!

Theo MIRROR
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên có video với giọng thật của Barron Trump, vì sao ai cũng khen ngợi?

Lần đầu tiên có video với giọng thật của Barron Trump, vì sao ai cũng khen ngợi?

HHT - Một video có Tổng thống đắc cử Donald Trump và con trai út Barron Trump vừa được đăng lên mạng đã trở thành hiện tượng, vì cư dân mạng nhận ra rằng đây là lần đầu tiên họ nghe thấy giọng nói thật của Barron. Cả phong thái lẫn giọng nói của Barron đều được khen ngợi hết lời và nhiều người nhận xét rằng bà Melania đã dạy dỗ Barron rất tốt.
Trung ương Đoàn gặp mặt dàn Anh Trai "Say Hi", HIEUTHUHAI có chia sẻ ấn tượng

Trung ương Đoàn gặp mặt dàn Anh Trai "Say Hi", HIEUTHUHAI có chia sẻ ấn tượng

HHT - Sáng 6/12, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã gặp mặt DatVietVAC và các nghệ sĩ trẻ tham gia chương trình Anh Trai "Say Hi". Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN mong đợi các "anh trai" sẽ "tiếp tục có thêm sản phẩm về văn hoá nghệ thuật lan tỏa mạnh để góp phần vào công cuộc chấn hưng văn hóa".
Mạo danh EVN yêu cầu quét mã xác nhận đóng tiền điện lừa hàng trăm triệu đồng

Mạo danh EVN yêu cầu quét mã xác nhận đóng tiền điện lừa hàng trăm triệu đồng

HHT - Thời gian gần đấy, nhiều người dân nhận được các cuộc điện thoại của kẻ lừa đảo tự xưng là EVN, công ty điện lực yêu cầu đóng tiền điện, gửi mã thanh toán. Nếu người dân trả lời là đã đóng tiền điện trước đó thì kẻ xấu tiếp tục gửi mã QR yêu cầu quét để xác nhận, trong khi đây là những mã QR chứa mã độc hoặc tạo sẵn lệnh chuyển khoản.