Người cha nghèo dúi từng đồng tiền lẻ cho con trai: "Ráng học nghe con, bố mẹ lo được"

Người cha nghèo dúi từng đồng tiền lẻ cho con trai: "Ráng học nghe con, bố mẹ lo được"
HHT - Người hy sinh, lo lắng cho con cái bao giờ cũng là bố mẹ mà thôi! Câu chuyện dưới đây sẽ khiến nhiều người xót xa!

Kì thi THPT Quốc Gia kết thúc chính là lúc khép lại 12 năm đèn sách, 12 năm được bố mẹ chăm sóc từng li từng tí một. Những tân sinh viên bắt đầu loay hoay với hồ sơ, sổ sách để chuẩn bị thật tốt cho ngày nhập học. Và dõi theo bước chân của con cái, bao giờ cũng luôn có hình ảnh của cha mẹ trong những ngày đầu lên thành phố nhập học.

Bên cạnh niềm vui, niềm hạnh phúc khi đỗ Đại học chính là nỗi lo cơm, áo, gạo tiền của những bậc phụ huynh. Con đỗ Đại học đồng nghĩa với gánh nặng trên đôi vai bố mẹ trĩu dần, trách nhiệm ngày một lớn hơn. Chưa kể đến, mọi thứ ở thành phố đều đắt đỏ khiến cha mẹ không tránh khỏi nỗi lo thường trực.

Trong ngày nhập học vừa qua, một bức ảnh người cha nghèo, chân đi dép tổ ong đang đếm từng đồng bạc lẻ dúi vào tay đứa con trai khiến nhiều người cảm động tới nghẹn ngào. Đây có lẽ là câu chuyện xúc động nhất mùa nhập học năm nay.

Người cha nghèo dúi từng đồng tiền lẻ cho con trai: "Ráng học nghe con, bố mẹ lo được" ảnh 1
Người cha đếm từng đồng bạc lẻ dúi vào tay con.

Trên diễn đàn trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật TP.HCM, bức ảnh với dòng cảm xúc: “Ráng học nghe con, ở nhà bố mẹ lo được” khiến nhiều người cảm động.  Có lẽ, đây là lúc hai cha con đã hoàn thiện xong thủ tục nhập học, người cha đang đếm tiền đưa cho đứa con trai để tạm biệt con về quê.

Ngay sau khi đăng tải, bức ảnh đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên. Bởi, ai cũng thấu hiểu sự khó khăn, vất vả của bố mẹ ở quê, phải chắt chiu từng đồng bạc chỉ mong con cái học hành nên người. Nhiều bạn sinh viên còn tâm sự cảm xúc của chính mình trong ngày nhập học. 

Người cha nghèo dúi từng đồng tiền lẻ cho con trai: "Ráng học nghe con, bố mẹ lo được" ảnh 2
Ông bố nghèo nhưng giàu tình thương con.

Bạn Minh Lan chia sẻ: “Ngày xưa, lúc mình đi nhập học cũng được bố mang đi. Lúc bố đếm tiền đưa cho và dặn ở lại học tốt chỉ muốn ôm chầm lấy bố, về quê luôn không học nữa. Nhưng rồi thời gian qua đi, ai rồi cũng lớn. Mạnh mẽ lên các bạn tân sinh viên”.

Bạn Linh Trần tâm sự: “Bố mẹ mình cũng thế! Chắt chiu từng đồng, dù ở nhà không có tiền tiêu nhưng vẫn chu cấp đầy đủ cho con, bao giờ bố mẹ cũng hi sinh hết lòng vì con cái.”

Câu chuyện trên hiện đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng, rất nhiều người đã không khỏi xúc động khi thấy những hình ảnh nói trên. Có lẽ, chỉ khi lớn khôn, chúng ta mới thực sự thấu hiểu lòng cha mẹ, thấu hiểu những toan lo, những nhọc nhằn sớm hôm để lo cho con cái một cuộc sống đủ đầy.

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?