Người dân chưa chuyển từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip cần lưu ý gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Do thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân (CMND) và thẻ Căn cước công dân (CCCD) mã vạch còn dài và nhiều người chưa có ý định đổi sang Căn cước công dân gắn chip. Vậy nếu đang sử dụng hai loại giấy tờ này cần lưu ý điều gì?

Về thời hạn sử dụng của CMND/CCCD mã vạch

Khoản 1 Điều 21 Luật CCCD 2014 quy định, thẻ CCCD phải được

Công dân phải đổi thẻ CCCD khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi - đó là quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật CCCD 2014.

Tuy nhiên, nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Cụ thể về thời hạn của thẻ CCCD như sau:

Người dân chưa chuyển từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip cần lưu ý gì? ảnh 1

Trường hợp bắt buộc đổi từ CMND/CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip

Theo quy định có tổng 14 trường hợp bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip như dưới đây:

Người dân chưa chuyển từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip cần lưu ý gì? ảnh 2

CMND/CCCD mã vạch còn hạn có thể đổi sang CCCD gắn chip?

Theo điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân thì nếu người dân có yêu cầu, cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip.

Do vậy, mặc dù CMND hay CCCD mã vạch cũ vẫn còn hạn, người dân có thể được đổi sang Căn cước công dân gắn chip.

Vì thủ tục này là không bắt buộc nên hiện tại vẫn có nhiều người sử dụng CMND hay Căn cước mã vạch làm giấy tờ tùy thân. CCCD gắn chip bởi những ưu điểm vượt trội nên người dân vẫn được khuyến khích nên sớm đổi sang loại thẻ này.

Thuộc trường hợp phải đổi sang CCCD gắn chip nhưng không đổi có bị phạt?

Nếu thuộc một trong những trường hợp cần đổi sang CCCD gắn chip ở mục 2 nhưng người dân không đổi thì có thể bị phạt vì không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng nếu người vi phạm không xuất trình Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền (khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Với hành vi không nộp lại CMND/CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại CMND/CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc… cũng bị áp dụng mức phạt này.

Thời điểm CMND chính thức bị "khai tử"

Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP quy định CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (bao gồm cả loại CMND 9 số hay 12 số).

Từ ngày 1/1/2021, khi Bộ Công an triển khai cấp CCCD gắn chip thay cho CMND, CCCD mã vạch. Như vậy, những ai cấp CMND từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035. Từ năm 2036, CMND chính thức bị "khai tử" và việc sử dụng CMND sau thời điểm này là bị cấm . Như vậy, từ năm 2036, nếu công dân vẫn chưa đổi sang CCCD gắn chip mới sẽ bị phạt.

Người dân chưa chuyển từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip cần lưu ý gì? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: Chủ động, bám sát hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: Chủ động, bám sát hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
HHT - Anh Bùi Quang Huy - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn yêu cầu trong tháng 9, các ban, đơn vị của T.Ư Đoàn cần tăng tốc và có phương pháp khoa học để thực hiện các nội dung, hoạt động trong đó có nhiều hoạt động quy mô, quan trọng. Trong đó, các ban đơn vị chủ động, bám sát tình hình để triển khai các hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3.

Có thể bạn quan tâm

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?
Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?