Người Thái ăn lẩu Thái, chè Thái ở Sài Gòn: Xứ chùa tháp không có món này

Người Thái ăn lẩu Thái, chè Thái ở Sài Gòn: Xứ chùa tháp không có món này
HHT - Sống ở TP.HCM, tôi rất thích lê la quán xá cùng các bạn người Việt vì món ăn Việt rất ngon. Có lúc, các bạn thấy tôi nhớ nhà nên rủ đi ăn món Thái. Và nhiều chuyện bất ngờ pha lẫn khôi hài đến từ đây.
Người Thái ăn lẩu Thái, chè Thái ở Sài Gòn: Xứ chùa tháp không có món này ảnh 1
Món Som Tum (gỏi đu đủ) chua chua cay cay rất dễ "gây nghiện". Ảnh: MANANYA.

Ở Thái không có lẩu Thái

Nhiều món ăn nổi tiếng Sài Gòn có tên gắn với chữ “Thái” khiến tôi vô cùng tò mò khi nghe đến, đặc biệt là lẩu Thái và chè Thái. Tôi rất ngạc nhiên khi biết nhiều hàng quán bán hai món này, thậm chí có cả một con đường sầm uất bán chè Thái. Nhưng… ở Thái Lan, không hề có món lẩu Thái và chè Thái giống vậy!

Cứ nói đến đồ ăn Thái là mặc định vị cay nồng và chua, nên nồi lẩu Thái ở Sài Gòn cũng theo đó có màu cam đỏ như màu ớt và rau ăn kèm là các loại hợp vị chua, còn thịt hay hải sản thì tùy ý người gọi. Ăn đến lần thứ 3 thì tôi ngẫm ra, có lẽ lẩu Thái ở Sài Gòn lai giữa 2 món ăn Geang Som và Tomyum phổ biến ở Thái Lan.

Geang Som là món canh rau thập cẩm, thường gặp nhất là rau muống. Khi nấu, người Thái giã ớt đỏ khô, ớt hiểm khô, hành tím, rễ của cây lưỡi cọp, mắm ruốc trong cối đá rồi hòa vào nước, nấu sôi lên, cho rau và thêm gia vị gồm nước me, đường được làm từ dừa, nước mắm và chanh. Món ăn này có vị chua, cay, mặn, ngọt và ít béo.

Người Thái ăn lẩu Thái, chè Thái ở Sài Gòn: Xứ chùa tháp không có món này ảnh 2
Tod Man (chả cá cay), một trong những món Thái được người nước ngoài ưa thích. Ảnh: SHUTTERSTOCK.
Người Thái ăn lẩu Thái, chè Thái ở Sài Gòn: Xứ chùa tháp không có món này ảnh 3
Khao Moo Daeng (cơm xá xíu). Ảnh: SHUTTERSTOCK.

Trong khi đó, Tomyum là món súp nấu từ các loại cây gia vị và không có rau. Khi nấu nước dùng, bắt buộc phải có củ riềng, sả, hành tím và lá chanh Thái, nêm bằng nước mắm, ớt, chanh và ngò gai. Một số vùng còn cho thêm sữa vào món Tomyum. Cả Geang Som và Tomyum đều dùng chung với cơm.

Còn món chè Thái thì đến bây giờ tôi vẫn chưa nghĩ ra là sự kết hợp của những món tráng miệng nào ở Thái Lan.

Người Thái ăn lẩu Thái, chè Thái ở Sài Gòn: Xứ chùa tháp không có món này ảnh 4
Khao Soi (hủ tiếu cà ri), một trong những đặc sản của miền Bắc Thái Lan. Ảnh: SHUTTERSTOCK.
Theo thanhnien.com.vn
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm