Người Waorani bảo vệ thành công hàng triệu mẫu rừng nhiệt đới Amazon trước mối đe dọa bị san bằng

Người Waorani bảo vệ thành công hàng triệu mẫu rừng nhiệt đới Amazon trước mối đe dọa bị san bằng
HHT - Rừng mưa nhiệt đới Amazon chính là rừng rậm lớn và dày đặc nhất trên thế giới.

Rừng nhiệt đới Amazon vốn nổi tiếng là khu rừng rậm lớn nhất và dày đặc nhất trên thế giới. Trải dài trên chín quốc gia và vùng lãnh thổ, rừng rậm Amazon chính là ngôi nhà chung của hàng triệu loài động vật và thực vật khác nhau, đây cũng là nơi duy nhất còn một số loài thuộc hàng quý hiếm và sắp tuyệt chủng trên thế giới.

Người dân Waorani ở Pastaza là một bộ lạc bản địa đến từ vùng Amazon thuộc Ecuado và đã sống trong rừng mưa nhiệt đới qua nhiều thế hệ. Sự xuất hiện của một công ty khai thác dầu đã "đe dọa" đến chính ngôi nhà và sự sống của họ.

Ảnh: Internet

Sau một "cuộc chiến" pháp lý kéo dài với một số tổ chức, người dân Waorani đã bảo vệ thành công nửa triệu mẫu đất của tổ tiên họ trong rừng nhiệt đới Amazon khỏi bị khai thác để khoan dầu bởi các tập đoàn dầu khí khổng lồ. Việc bán đấu giá các vùng đất của Waorani cho các công ty dầu mỏ đã bị đình chỉ vô thời hạn bởi một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa án tỉnh Pastaza.

Chiến thắng này như một sự đền đáp dành cho bộ lạc tại khu rừng rậm Amazon thuộc vùng Ecuado và cũng đã tạo tiền lệ pháp lý vô giá cho các quốc gia bản địa khác trên khắp Amazon. Tòa án cũng đã tạm dừng việc bán đấu giá 16 khối dầu bao phủ hơn 7 triệu mẫu đất của lãnh thổ bản địa.

Vùng đất này được bảo vệ theo hiến pháp của Ecuador, nơi thiết lập các quyền bất khả xâm phạm, không thể tách rời và không thể chia cắt của người bản địa để duy trì quyền sở hữu đất đai của tổ tiên và được xét xử hoàn toàn miễn phí.

Ảnh: cdn.disclose.tv

"Chính phủ đã cố gắng bán đất của chúng tôi cho các công ty dầu mỏ mà không có sự cho phép của chúng tôi. Rừng nhiệt đới chính là cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi có quyền quyết định những gì xảy ra trong vùng đất này. Chúng tôi sẽ không bao giờ bán rừng nhiệt đới cho các công ty dầu mỏ và tất cả người dân bản địa có quyền đối với các lãnh thổ. Lợi ích của chính phủ đối với dầu mỏ không có giá trị hơn quyền của chúng tôi, rừng và cuộc sống của chúng tôi." - Nemonte Nenquimo, chủ tịch của Tổ chức Waorani Pastaza và cũng là nguyên đơn trong vụ kiện chia sẻ. 

Theo disclose.tv
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm