Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ở một góc Công viên 29 tháng 3, ông Kính tỉ mỉ nặn từng cánh hoa, chiếc lá đến những hình thù con vật mà trẻ con yêu thích. Cứ như thế, đều đặn gần 30 năm nay, công việc nặn tò he đã theo người đàn ông làng Xuân La (Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội), cái nôi của nghề nặn tò he này đi cùng trời cuối đất đem niềm vui cho con trẻ…

Hơn 8 giờ sáng, những tia nắng bắt đầu ló rạng, nghệ nhân Nguyễn Văn Kính loay hoay sửa soạn đồ nghề để bắt đầu công việc cho ngày mới tại công viên 29 tháng 3 (đường Nguyễn Tri Phương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 1

“Nghề này là nghề gia truyền, các cụ truyền lại cho tôi chứ tôi không học ở trường lớp nào cả”. Đó là lời bộc bạch của nghệ nhân nặn tò he Nguyễn Văn Kính (56 tuổi, ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Ảnh: Hàn Ny

Nghệ nhân Nguyễn Văn Kính cho biết, nghề này là nghề gia truyền mà dòng họ truyền lại cho ông, rồi sau này ông chỉ dạy lại cho hai con của mình. Ở độ tuổi 27, ông đã tập tành làm tò he, bắt đầu từ việc nặn những kiểu dáng, hình thù đơn giản nhất. Những con tò he ông nặn hầu hết là con giống hoặc những món đồ chơi mà trẻ con yêu thích như búp bê, siêu nhân...

Vốn là người gốc thôn Xuân La, cái nôi của nghề nặn tò he, ông Kính đến với thành phố Đà Nẵng tìm kế sinh nhai.

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 2

“Tôi từng đến TPHCM, Cần Thơ, Nha Trang và nhiều nơi khác. Cuối cùng, tôi chọn Đà Nẵng làm nơi dừng chân. Bởi Đà Nẵng là thành phố đáng sống, người dân thì hiền hậu, thân thiện, hiếu khách và tử tế”, ông Kính bộc bạch

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 3

Nguyên liệu chính để làm nên những con tò he là bột nếp. Để cho ra một con tò he phải trải qua nhiều công đoạn. Bắt đầu từ việc ngâm bột trong nước rồi đem xay nhuyễn, cho bột vào luộc chín rồi vớt ra, trộn màu và nhào nặn

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 4

"Nhào sao cho bột dẻo và mịn thì khi nặn mới cho ra con tò he mới đẹp được”, nghệ nhân Nguyễn Văn Kính chia sẻ.

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 5
Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 6

Mỗi con tò he có giá 20.000 đồng

Mải mê nói chuyện với nghệ nhân Kính, tôi nhận ra giọng ông chùng xuống tự bao giờ. Ông cho biết cái nghề này đã vang danh một thời ở các làng quê Bắc Bộ nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Nhưng giờ đây, càng ngày xem ra nó càng mai một. Ông đi khắp chốn một phần để tìm kế sinh nhai, một phần tìm lối ra cho cái nghề hàng trăm năm tuổi này. “Số người còn theo nghề này hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, lớp trẻ bây giờ chẳng mấy ai theo cái nghề nặn tò he mà các cụ ta truyền lại”, ông Kính thở dài.

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 7

Mấy chục năm nay nghệ nhân Nguyễn Văn Kính mang nghề nặn tò he truyền thống đã 500 tuổi của làng Xuân La quê hương mình đi khắp nơi như là một cách gìn giữ

Nghệ nhân Kính cho biết, những ngày hàng bán chạy nhất là vào các dịp Tết Thiếu nhi (1/6), Tết Trung thu. Ban ngày ông bán ở các trường tiểu học, buổi tối thì bán ở các chợ đêm hay các công viên giải trí. “Các trường tiểu học trên địa bàn thành phố vào các dịp lễ thường gọi tôi đến nặn tò he. Ở đây các cháu thiếu nhi rất dễ thương, các thầy giáo cô giáo cũng rất thân thiện và dễ mến".

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 8

“Mỗi ngày được nhìn thấy nụ cười của đám trẻ tôi vui và hạnh phúc lắm. Đó cũng là một trong những lí do mà tôi còn bám trụ lại với nghề”, ông Kính chia sẻ

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 9

Niềm vui với những món đồ dân dã đã trở nên chơi lạ lẫm thời nay

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 10
Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 11

Nghệ nhân Nguyễn Văn Kính thường bắt đầu ngày làm việc của mình từ 8 giờ sáng đến 11h trưa, buổi chiều từ 15 giờ đến 18 giờ. Những ngày cuối tuần ông kết thúc công việc của mình vào 21 giờ, muộn hơn so với ngày thường

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng ảnh 12

Nghề nặn tò he có tuổi đời hơn 500 năm, nhưng giờ đây đang bị mai một. Ký ức truyền thống dân gian sẽ ra sao nếu không còn những nghệ nhân giữ lửa, truyền nghề lại cho các thế hệ sau như ông Kính?

MỚI - NÓNG