Nguy cơ ở tù 10 năm nếu không cung cấp mật khẩu tin nhắn cho cảnh sát Úc

Nguy cơ ở tù 10 năm nếu không cung cấp mật khẩu tin nhắn cho cảnh sát Úc
HHT - Chính phủ Úc vừa giới thiệu dự luật mới với hình phạt lên đến 10 năm tù giam nếu đối tượng tình nghi không cung cấp thông tin cá nhân, bao gồm các mật khẩu trong điện thoại, cho cảnh sát.
Nguy cơ ở tù 10 năm nếu không cung cấp mật khẩu tin nhắn cho cảnh sát Úc ảnh 1
Theo dự luật, các nghi phạm phải cung cấp tất cả mật mã dùng để truy cập đoạn tin nhắn được mã hóa trong các ứng dụng như Messenger và WhatsApp. Ảnh: REUTERS.

Theo luật hiện hành, đối tượng tình nghi có thể lãnh án 2 năm tù giam nếu không cung cấp thông tin cá nhân cho các điều tra viên trong những vụ án nghiên trọng, theo đài RT.

Tuy nhiên, dự luật mới tăng mức hình phạt này lên 10 năm tù. Chính phủ Úc đang lấy ý kiến của người dân về Dự luật Hỗ trợ và Tiếp cận thông tin, dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội bỏ phiếu để thông qua vào cuối năm nay. Bộ Nội vụ Úc tuyên bố đây là biện pháp cần thiết để chống lại các phần tử khủng bố và tội phạm có tổ chức.

“Những công cụ mã hóa, bảo mật tin nhắn trên điện thoại… đang bị các phần tử khủng bố, tội phạm ấu dâm và băng nhóm tội phạm dùng để liên lạc, tiến hành hoạt động phi pháp. Dự luật mới sẽ giúp cơ quan điều tra ngăn chặn tội phạm lợi dụng công nghệ thông tin liên lạc hiện đại để thực hiện hành vi xấu”, theo thông báo của Bộ Nội vụ Úc.

Bộ này còn nêu ra một trường hợp cụ thể là nghi phạm ấu dâm sử dụng ứng dụng tin nhắn trên điện thoại (có thể được mã hóa, bảo mật bằng mật mã riêng) dụ dỗ cung cấp ma túy cho trẻ vị thành niên để đổi lấy tình dục.

“Nghi phạm bị bắt giữ, cảnh sát tịch thu điện thoại di động, nhưng anh ta từ chối cung cấp mật mã. Do không thể tiếp cận thông tin bên trong điện thoại nên cảnh sát bang Victoria không thể tiếp cận chứng cứ để tiến hành truy tố và nhận dạng các nạn nhân”, theo Bộ Nội vụ.

Đây vẫn là vấn đề pháp lý được tranh luận gay gắt tại các nước phương Tây như Mỹ, vì việc cảnh sát buộc cung cấp mật mã có thể vi phầm quyền tự riêng tư, ngoại trừ đối tượng bị truy nã và có lệnh bắt của tòa án. Tuy nhiên, Mỹ không có đạo luật cụ thể như ở Úc và tòa án chỉ xét xử theo từng trường hợp cụ thể.

Chẳng hạn, một người đàn ông ở bang Florida hồi tháng 7 lãnh án 6 tháng tù giam về tội không cung cấp mật mã để điều tra viên tiếp cận điện thoại sau khi bị bắt với cáo buộc buôn bán ma túy.

Theo thanhnien.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tổ chức đề cử, giới thiệu các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Tổ chức đề cử, giới thiệu các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 - 31/12/2024.
Thu hút và giữ chân nhân sự ngành thương mại điện tử: Những nhận định từ CEO Phí Đình Liệu

Thu hút và giữ chân nhân sự ngành thương mại điện tử: Những nhận định từ CEO Phí Đình Liệu

Ngành thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay phát triển mạnh mẽ, mang lại cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, đặc biệt trong việc thu hút và giữ chân nhân sự chất lượng. Các công ty, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng khi nguồn nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm vẫn còn thiếu hụt so với nhu cầu.