Nguyệt san thường đi cùng với đau bụng. Chỉ là có người chỉ hơi đau nhâm nhẩm, ở mức khó chịu. Có người thì đau quằn quại, đi không nổi, ngủ không xong, thậm chí còn phải nghỉ học nằm bẹp ở nhà. Nhưng vẫn có những cách giúp bạn đuổi khéo được vị khách mang tên đau bụng đấy nhé.
Đầu tiên, để có một kì “đèn đỏ” khỏe mạnh, phe “kẹp nơ” nên hoạt động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh để khiến cơ thể mất sức. Tiếp theo, các bạn gái nên “chiều chuộng” bản thân những ngày này bằng các thực phẩm sau:
Trong suốt tuần “đèn đỏ”, bạn nên chọn thức ăn giàu kali để giúp điều chỉnh lượng nguyệt san đều đặn hơn, đồng thời giảm đau nhức, chuột rút. Chuối, khoai lang, sữa chua, cá hồi, nho khô chính là những thực phẩm có lượng kali cao. Bên cạnh đó, nước, trái cây sẽ bổ sung khoáng, “trả lại” sự năng động ngày thường.
Một mẹo nhỏ dành tặng “phe kẹp nơ”: Hãy uống một cốc trà gừng sau mỗi bữa sáng để làm giảm cơn co thắt tử cung, giúp bạn thư giãn, làm ấm và điều hòa bên trong cơ thể.
Bên cạnh đó, quy tắc ba “Không” sau đây sẽ giúp ích cho việc đối phó với “đèn đỏ” khó nhằn:
Không nên đấm lưng: Vào kì nguyệt san, phe “kẹp nơ” thường có cảm giác đau vùng lưng dưới do khung xương chậu xung huyết gây nên, không ít bạn đấm lưng như một cách làm giảm cơn đau dai dẳng, nhưng thực tế việc làm này rất nguy hiểm. Nó tổn thương đến vùng xương chậu càng thêm xung huyết, gây đau lưng thêm, hơn nữa còn khiến cho nguyệt san... ào ạt nhiều hơn, kéo dài kì “đèn đỏ” (còn được nhắc đến là hiện tượng rong huyết).
Không nên uống quá nhiều nước đá, tắm trong nước lạnh quá lâu: Vì nước lạnh sẽ khiến máu bị dồn ứ trong tử cung khiến kéo dài thời gian “đau khổ”.
Không ăn nhiều hải sản: Hải sản là thực phẩm có tính mát, chúng sẽ khiến “đèn đỏ” bị tanh, máu ra nhiều và là đôi khi cũng là nguyên nhân làm bạn gái bị đau bụng kinh nhiều hơn.