Nhà trường được tự tổ chức dạy học trực tuyến, điều kiện thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ điều kiện để Hiệu trưởng ra quyết định tổ chức học trực tuyến nhưng yêu cầu học sinh vẫn phải đến trường trực tiếp để làm bài kiểm tra định kỳ trừ trường hợp bất khả kháng. 

Năm học 2019-2020, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước phải học trực tuyến 3 tháng do dịch COVID-19 bùng phát, trường học đóng cửa. Một số nơi như Đà Nẵng, Quảng Nam phải nghỉ học tới 5 tháng, do có thêm đợt dịch COVID-19 vào tháng 7-8/2020. Việc học ở vùng miền núi, nông thôn xa xôi gặp khó do mạng yếu và gia đình học sinh không có phương tiện. Ở vùng đô thị, học trực tuyến dần đi vào nề nếp với nhiều hình thức sáng tạo của cả nhà trường, giáo viên.

Đến tháng 1-2/2021, dịch COVID-19 lại bùng phát ở 13 tỉnh thành, nhiều tỉnh khác có nguy cơ nên học sinh lại dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến. So với đợt trước, việc học lần này đã đi vào nề nếp, phần lớn nhà trường thực hiện thời khóa biểu trực tuyến như học trực tiếp.

Trước tình hình này, từ ngày 16/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép nhà trường tổ chức dạy trực tuyến một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học để hỗ trợ hoặc thay thế dạy trực tiếp.

Theo thông tư 09 về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, dạy học trực tuyến được xác định hỗ trợ và thay thế dạy học trực tiếp, giúp nâng cao chất lượng dạy học, phát huy năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

Nhà trường được tự tổ chức dạy học trực tuyến, điều kiện thế nào? ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Dạy học trực tuyến sẽ được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Hiệu trưởng được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ hay thay thế dạy học trực tiếp tại trường trong thời gian học sinh không đến trường vì lý do bất khả kháng.

Giáo viên được thực hiện các hoạt động chính như giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.

Với học sinh, khi có giờ học, các em phải tham dự, thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi với giáo viên và học sinh khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh. Trong đó, với kiểm tra định kỳ, học sinh phải đến làm bài trực tiếp tại trường. Trường hợp học sinh không thể đến trường tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá được thực hiện bằng trực tuyến.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hiệu trưởng trường phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ, miễn sao bảo đảm khách quan, trung thực.

Bộ cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, UBND cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ về nguồn lực bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến; bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học cho giáo viên.

UBND cấp huyện bố trí nguồn lực bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến trên địa bàn. Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhà trường tổ chức dạy học, giám sát, giải quyết những vướng mắc trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của nhà trường.

Nhà trường được tự tổ chức dạy học trực tuyến, điều kiện thế nào? ảnh 5
Theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Giải vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics: Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững

Giải vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics: Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững

Chủ đề của Giải vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics (VSAR) là Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững. Các đội thi sẽ thiết kế và lập trình cho robot thực hiện nhiệm vụ gieo hạt. Robot thực hiện các thao tác lấy hạt từ kho chứa, di chuyển và gieo hạt vào các ô, sau đó di chuyển về vị trí đỗ quy định.
Dự kiến bỏ cộng điểm nghề, đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Dự kiến bỏ cộng điểm nghề, đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025

HHT - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến hủy bỏ cộng điểm nghề khi xét cho học sinh tốt nghiệp THPT. Nhiều điểm thay đổi mới trong bản dự thảo cũng được quan tâm đặc biệt để giúp học sinh có kế hoạch ôn tập phù hợp trước kỳ thi đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.