Nhật thực toàn phần ngày Đại cử tri Đoàn bầu Tổng thống Mỹ: “Điềm báo” cho Donald Trump?

HHT - Ngày mai, 14/12, Đại cử tri Đoàn sẽ bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ. Thật trùng hợp, cùng ngày đó cũng sẽ xảy ra hiện tượng Nhật thực toàn phần, khiến nhiều người cho rằng đây là “điềm báo” đối với Tổng thống Trump.

Ngày mai sẽ là một ngày thứ Hai không bình thường. Từ sáng sớm ngày 14/12, trận mưa sao băng lớn nhất và ấn tượng nhất trong năm - gọi là Geminids - sẽ đạt đến độ sáng đỉnh điểm. Rồi một lúc sau đó, Nhật thực toàn phần sẽ xảy ra - là lần đầu tiên kể từ năm 2019, mặc dù hiện tượng này vào ngày mai sẽ chỉ được nhìn thấy ở Chile và Argentina.

Nhật thực toàn phần ngày Đại cử tri Đoàn bầu Tổng thống Mỹ: “Điềm báo” cho Donald Trump? ảnh 1

Mưa sao băng Geminids ở Arizona. Ảnh: Malcolm Park.

Jay Pasachoff, Giáo sư Thiên văn học ở ĐH Williams (Massachusetts), nói: “Đó cũng là ngày mà chúng ta sẽ thấy Joe Biden chính thức được xác nhận là Tổng thống Mỹ. Có lẽ phải có Nhật thực toàn phần thì việc này mới xảy ra chính thức được chăng?”.

Và nếu ai đó tin vào “duyên phận” hay “điềm báo”, thì còn có một điều kỳ lạ hơn nữa, nhưng chuyện này phải tính ngày tháng rất kỹ mới được:

Ngày 21/8/2017, trong lúc xảy ra “Nhật thực lớn ở Mỹ”, Tổng thống Trump cũng đứng xem, và còn lén bỏ kính bảo vệ ra trong một khoảnh khắc, khiến nhiều người nói rằng ông rất liều lĩnh.

Nhật thực toàn phần ngày Đại cử tri Đoàn bầu Tổng thống Mỹ: “Điềm báo” cho Donald Trump? ảnh 2

Bất chấp những cảnh báo về an toàn, Tổng thống Trump đã bỏ kính ra trong một khoảnh khắc khi xem Nhật thực. Ảnh: The Great American Eclipse/ Chron.

Còn với Joe Biden - người có hẳn một hành tinh lùn được đặt theo tên ông từ hồi ông còn làm Phó Tổng thống, nếu không có thay đổi bất thường xảy ra và ông trở thành Tổng thống, thì nhiệm kỳ của ông sẽ gần kết thúc vào lúc có một sự kiện còn thú vị hơn “Nhật thực lớn ở Mỹ”: Đó là “Nhật thực Lớn hơn ở Bắc Mỹ”. Tức là, vào 8/4/2024, mọi người ở nhiều bang của Mỹ sẽ được thấy Nhật thực toàn phần, có thể kéo dài tới hơn 4 phút.

Bây giờ mới đến phần kỳ lạ của câu chuyện: Điểm giữa của ngày 21/8/2017 và ngày 8/4/2024 là ngày… 14/12/2020. Chính là ngày xảy ra Nhật thực toàn phần (dù ở Bắc Mỹ không thấy), và chính là ngày Đại cử tri Đoàn bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ.

Nhật thực toàn phần ngày Đại cử tri Đoàn bầu Tổng thống Mỹ: “Điềm báo” cho Donald Trump? ảnh 3

Tên ông Joe Biden được dùng để đặt cho một hành tinh lùn (tên chính thức của hành tinh này là 2012 VP113). Ảnh: Bill Pugliano/ Getty Images.

Thật ra, nói về mặt khoa học thì chẳng có điều gì “khả nghi” ở đây, và cũng chẳng phải là cả vũ trụ đang chống lại Tổng thống Trump. Đây chỉ hoàn toàn là những điều tình cờ, trùng hợp ngẫu nhiên. Riêng những ai mê thiên văn học thì sẽ có thêm sự kiện để theo dõi, ngoài việc Đại cử tri Đoàn bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ đó thôi.

Nhật thực toàn phần ngày Đại cử tri Đoàn bầu Tổng thống Mỹ: “Điềm báo” cho Donald Trump? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Siêu bão Milton trở thành bão cấp cao nhất đến 2 lần, ghi tên mình vào sách kỷ lục

Siêu bão Milton trở thành bão cấp cao nhất đến 2 lần, ghi tên mình vào sách kỷ lục

HHT - Bão Milton ở Đại Tây Dương không chỉ mạnh mà còn có sự phát triển rất phức tạp. Sau khi yếu đi một chút lúc thay thế thành mắt bão, nó mạnh trở lại thành bão Cấp 5 - cấp cao nhất. Tức là, cơn bão này trở thành bão Cấp 5 đến 2 lần. Bão Milton cũng đang ghi tên mình vào nhiều danh sách kỷ lục khác.
Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

Lần đầu trong lịch sử: Ba cơn bão cùng lúc ở Đại Tây Dương vào tháng 10

HHT - Hiện tại đang có một sự kiện về bão chưa từng xảy ra trong lịch sử: Ở Đại Tây Dương đang có 3 cơn bão cùng hoạt động vào tháng 10. Trong số đó, bão Milton là mạnh nhất và có khả năng tàn phá lớn nhất. Điều này cho thấy sự khó lường và bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan ở khắp nơi trên thế giới.
Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

Siêu bão Milton trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới 2024, thách thức các giới hạn

HHT - Từ một cơn bão được dự báo chỉ ở mức vừa phải, bão Milton ở Vịnh Mexico (Đại Tây Dương) mạnh lên nhanh đến mức các cơ quan khí tượng còn vất vả mới cập nhật kịp. Milton được gọi là “cơn bão thế kỷ”, dự báo đổ bộ vào bang Florida (Mỹ), nơi còn chưa khắc phục xong hậu quả của bão Helene.