Nhiều người bảo bạn đặt mật khẩu điện thoại bằng dãy số này thì sẽ may mắn, có thật không?

HHT - Bạn đặt mật khẩu bằng dãy số nào: Sinh nhật của bạn, ngày kỷ niệm tình yêu, sinh nhật của người yêu bạn…? Những con số đó có thể có ý nghĩa đặc biệt với bạn, nhưng cư dân mạng đang chia sẻ một dãy số kỳ lạ và cách tìm “dãy số bảo vệ” của riêng bạn, được cho rằng sẽ mang lại may mắn nếu bạn dùng nó để đặt mật khẩu cho điện thoại của mình.

Ai cũng muốn cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, và trong đó, nhiều người lại muốn… bỏ ít công sức thôi. Thế thì đây: Chỉ cần dựa vào sức mạnh thần kỳ của một mật khẩu mới cho điện thoại của bạn!

Cư dân mạng ở Nhật đang chia sẻ liên tục trên Twitter về một cuốn sách hướng dẫn đặt passcode cho điện thoại thông minh để chủ nhân chiếc điện thoại sẽ gặp nhiều may mắn. Theo tựa sách, ngay khi bạn đổi mật khẩu điện thoại của mình thành dãy số 8376, thì vận may của bạn sẽ thay đổi.

Nhiều người bảo bạn đặt mật khẩu điện thoại bằng dãy số này thì sẽ may mắn, có thật không? ảnh 1 Đổi mật khẩu để đổi vận may? Ảnh minh họa: Sora.

Thực tế, điều này đã từng được một người chuyên nghiên cứu về ý nghĩa của những con số nhắc đến vào vài năm trước. Theo người đó, và theo cuốn sách kỳ lạ ở Nhật, thì 8376 chỉ là một con số ví dụ chứ không phải là mật khẩu mà tất cả mọi người nên dùng chung.

Theo lý giải của những người nghiên cứu các con số thì mật khẩu của bạn cần bao gồm các số mà tổng của chúng bằng với “con số hộ mệnh”, bảo vệ bạn trước những điều xui xẻo. “Con số hộ mệnh” lại chính là tổng của 4 số cuối cùng trong số điện thoại của bạn.

Vậy ví dụ số điện thoại của bạn là ***6468, thì “con số hộ mệnh” là 24. Vậy mật khẩu của bạn phải là những con số có tổng cũng bằng 24. Nó có thể là 8376 (như được người nghiên cứu các con số lấy ví dụ), nhưng cũng có thể là 5757, hay thậm chí là 544326, nếu dùng mật khẩu 6 chữ số…

Nhiều người bảo bạn đặt mật khẩu điện thoại bằng dãy số này thì sẽ may mắn, có thật không? ảnh 2 Tác giả lấy ví dụ con số 8376, khiến nhiều người không đọc hướng dẫn, vội vàng đổi ngay mật khẩu của mình. Ảnh minh họa: Beatdjam.

Những chia sẻ về cách tìm “dãy số hộ mệnh” ở Nhật đã nhận được hàng ngàn bình luận. Cư dân mạng viết những điều như:

“Nhỡ các hacker cũng đọc được cách tạo mật khẩu thế này thì sao nhỉ?”.

“Tôi đã vội vàng đổi mật khẩu thành 8376 mà không đọc kỹ hướng dẫn, sau đó tôi không nhớ mình đặt là gì, thế là bị khóa điện thoại mấy phút đấy”.

“Với những người đã đặt sẵn “mật khẩu may mắn” từ xưa mà vẫn chưa thấy may mắn, thì giờ họ phải đổi thành cái gì?”.

Nhiều người bảo bạn đặt mật khẩu điện thoại bằng dãy số này thì sẽ may mắn, có thật không? ảnh 3 Có người than phiền rằng máy mình bị khóa sau khi đổi mật khẩu rồi... quên mất. Ảnh minh họa: Sora.

Tất nhiên, nhiều người chẳng hề tin cách tạo mật khẩu này, vì nó có vẻ không dựa trên khoa học gì cả. Hơn nữa, nếu tạo ra các dãy số vô nghĩa, khó nhớ thì có khi chủ nhân còn chẳng mở được điện thoại của mình.

Nói chung, chắc chẳng có mật khẩu nào là mang lại may mắn đâu, chỉ có mật khẩu chắc chắn mang lại xui xẻo là 1234 hoặc 123456 thôi, vì những dãy số này dễ đoán và dễ bị hack nhất mà.

Nhiều người bảo bạn đặt mật khẩu điện thoại bằng dãy số này thì sẽ may mắn, có thật không? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.