Lá rong biển từ xanh rêu chuyển sang tím thẫm
Rong biển không còn là newbie với teen Việt nữa! Chúng ta thường xuyên bắt gặp em í trong các món kimbab, sushi. Thậm chí, rong biển cũng là món ăn vặt ngon miệng và lành mạnh nữa. Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó, bạn phát hiện em í đổi sắc mặt từ “tươi xanh nồi canh” sang “tím sến sẩm” thì phải lưu ý, rất có thể lá rong biển đó đã bị nhiễm độc peptide cyclic trước khi được sấy khô hoặc đóng gói. Nếu bạn ăn rong biển thế này có thể khiến cơ thể bị choáng, đau mỏi.
Mật ong chuyển màu từ vàng nâu sang sậm đen
Mật ong vốn là “bé cưng” trong chăm sóc da, cải thiện hệ tiêu hoá. Nếu lúc rước “bé cưng” về là màu vàng óng cánh gián, sau thời gian “bôn ba”, em í lại chuyển sang sậm đen thì nên nói lời giã từ tại đây. Bởi khả năng lớn mật đã bị nhiễm chất Hydoxy Methyl Furfural rất độc. Còn trong trường hợp mật đã sậm màu từ trước, nếu bạn bảo quản ở môi trường mát mẻ chưa quá hai năm và không ngửi thấy mùi chua lên men thì cứ vô tư vì cuộc đời cho phép đi!
Sữa nổi váng
Đến nay vẫn nhiều teen chưa phân biệt được váng sữa và sữa bị nổi váng, chẳng rõ nó tốt hay hại? Váng sữa bán trên thị trường thì được lên men theo những tiêu chuẩn nhất định, tốt cho hệ tiêu hoá và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nếu sữa tươi mua mà có váng màu trắng ngà trên bề mặt thì bạn không nên sử dụng tẹo nào, bởi đó là kết quả của việc sữa không được bảo quản đúng cách, khiến những vi khuẩn có hại như E.Coli xâm nhập. Mà đến như thế thì dùng tất nhiên là không tốt đẹp gì rồi!