Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét

TPO - Giữa tiết trời mưa phùn, nhiệt độ giảm xuống 7 độ C, nhiều người dân ở Lai Châu vẫn nhọc nhằn ngược xuôi, miệt mài với công việc mưu sinh bán đào, địa lan trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 1
Tết đến Xuân về cũng là lúc nhiều người nông dân Lai Châu kiếm thêm thu nhập bằng việc bán địa lan, đào. Ghi nhận của PV tối 26/1, giữa đêm đông giá lạnh, nhiều người dân ở các bản xa xôi xuống thành phố Lai Châu để buôn địa lan, đào phải đốt lửa để sưởi ấm, nấu cơm và quây lều bạt ngủ tạm trên hè phố để trông hàng.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 2
Những nồi canh nóng được những người đàn ông nấu vội để ăn rồi đi chở địa lan xuống bán.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 3
Sau những chuyến chở địa lan xuống phố, bà con người Mông (Lai Châu) tranh thủ ăn vội miếng cơm trong túp lều tạm sơ sài được dựng bằng vài thân tre và tấm bạt phủ lên.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 4
Theo người dân nơi đây, vào tháng 12 âm lịch hàng năm, bà con lại rủ nhau xuống phố để bán đào, địa lan nhằm kiếm thêm thu nhập với hy vọng có một cái Tết đầm ấm bên gia đình.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 5

Anh Thào A Thắng, dân tộc Mông ở xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ (Lai Châu) cho biết, anh tranh thủ ăn vội miếng cơm rồi lại tiếp tục chở địa lan từ bản xuống bán cho khách.

Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 6

Không chỉ thanh niên, những người đàn ông trung niên cũng tham gia công việc với hy vọng có một cái Tết đủ đầy, sung túc.

Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 7
Cơm trắng được đựng trong những túi bóng.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 8
Anh Lù A Nam, người dân tộc Mông ở bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ chia sẻ, hàng năm cứ đến giáp Tết Nguyên đán anh lại cùng anh em người Mông xuống phố để bán địa lan. Là trụ cột chính trong gia đình có 7 người, anh Nam hy vọng sẽ bán được nhiều địa lan để có tiền ăn Tết vui vẻ.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 9
Trời rét căm căm, không chỉ mặc ấm, người dân còn trang bị thêm quần, áo mưa tránh mưa.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 10
Niềm vui khi bán được cành đào, cành mận.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 11
Những chuyến xe chở đào nhọc nhằn trong đêm.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 12

Những cành đào mang mùa Xuân về nhà cho mọi người, mọi nhà, cũng mang cả hy vọng về một cái Tết đủ đầy với những người mưu sinh theo dịp Tết.

Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 13
Khi thời gian gần đến giữa đêm, người dân quây quần sưởi ấm bên bếp lửa để xua đi cái rét lạnh buốt.
Nhọc nhằn những chuyến đào, địa lan trong đêm giá rét ảnh 14
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, người dân sưởi ấm và ngủ tạm trong túp lều sơ sài. Mặc dù công việc vất vả nhưng có thêm thu nhập trang trải cuộc sống vào ngày Tết nên bà con làm việc hết công suất.
MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?