Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng
HHT - Lần đầu tiên một cuộc trưng bày quy mô lớn về số lượng hiện vật đã được giới thiệu mang tên "Báu vật khảo cổ học Việt Nam".

Sáng ngày 12/4, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 300 báu vật là những phát hiện quan trọng nhất trong hơn một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam qua 3 giai đoạn, tính từ thời tiền sử đã được giới thiệu trước công chúng qua cuộc trưng bày mang tên "Báu vật khảo cổ học Việt Nam". 

Tại đây, trưng bày từ những phát hiện nhỏ lẻ về nền văn hóa sơ kỳ đá mới như Hòa Bình, Bắc Sơn đến bước đầu nghiên cứu văn hóa thời kim khí như Đông Sơn, Sa Huỳnh. Các hiện vật được giới thiệu theo 3 chủ đề: "Báu vật khảo cổ học thời tiền sử", "Báu vật khảo cổ học thời đại kim khí" và "Báu vật khảo cổ học lịch sử".

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 1

Trống sao vàng bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 - 2.000 năm.

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 2

Thố bằng gốm, thuộc văn hóa Phùng Nguyên, cách ngày nay khoảng 4.000 - 3.500 năm. Gốm Phùng Nguyên được xem là đỉnh cao của nghệ thuật gốm Việt Nam thời sơ sử, có sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật và mỹ thuật. 

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 3

Đồ trang sức bằng đá, thuộc văn hóa Phùng Nguyên, cách ngày nay khoảng 4.000 - 3.500 năm. Sự phổ biến của đồ trang sức bằng đá ở văn hóa Phùng Nguyên phản ánh rõ nét về đời sống tinh thần của người Phùng Nguyên.

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 4

Mộ cổ Châu Can - một trong những ngôi mộ cổ được bảo toàn nguyên vẹn nhất được phát hiện và khai quật. Đồ tuỳ táng gồm các công cụ bằng gốm, đồng, tre, nứa, gỗ... kể chuyện táng tục của cư dân văn hoá Đông Sơn niên đại cách đây khoảng 2.300 năm.

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 5

Đầu tượng thần Shiva bằng đá cát, thuộc văn hóa Champa, thế kỷ 9 ở Đông Dương, Thăng Bình, Quảng Nam.

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 6

Tượng Shiva yogi (Shiva trong hình ảnh nhà tu khổ hạnh) bằng đá cát, thuộc văn hóa Champa, thế kỷ 12 - 13, khai quật tại tháp Mẫm, Bình Định năm 2011.

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 7

Tượng sư tử bằng đá cát, thuộc văn hóa Champa, thế kỷ 12 - 13, khai quật tại tháp Mẫm, Bình Định năm 2011. Hình tượng sư tử phổ biến trong điêu khắc đá Champa. Sư tử được người Chăm gọi là "Rimon", là biểu tượng cho vương quyền, quý tộc và sức mạnh.

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 8

Đầu phượng bằng đất nung, thời Lý thế kỷ 11 - 13, khai quật tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. 

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 9

Cuộc trưng bày Báu vật Khảo cổ học Việt Nam cũng giới thiệu những hiện vật tiêu biểu phát hiện được từ tàu cổ đắm ở Cù Lao Chàm. Đây là những đồ gốm hoa lam và nhiều màu, dát vàng kim thời Lê sơ, thế kỷ XV. 

Những báu vật khảo cổ học Việt Nam được giới thiệu với công chúng ảnh 10

Đĩa bằng gốm men nâu thời Trần, thế kỷ 13 - 14.

Dự kiến cuộc trưng bày "Báu vật khảo cổ học Việt Nam" sẽ kéo dài đến hết tháng 7.

Theo vov.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

350 con voi ở châu Phi đi thành vòng tròn rồi gục xuống: Đã tìm ra nguyên nhân

HHT - Vụ việc 350 con voi thiệt mạng một cách bí ẩn ở châu Phi được các nhà khoa học gọi là một “thảm họa”. Những con voi này cứ đi thành vòng tròn trước khi gục xuống và mất mạng, khiến nhiều giả thuyết đã được đưa ra, bao gồm cả giả thuyết voi bị “nhiễm sóng của người ngoài hành tinh”. Nhưng giờ đây, sau nhiều nghiên cứu, nguyên nhân thực sự có thể đã được xác định.
Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

Vòng tròn băng kỳ lạ xoay đều như cánh cửa xuyên không được giải thích thế nào?

HHT - Một vòng tròn băng tròn vành vạnh như được ai vẽ bằng compa đã xuất hiện trên một con sông ở Nga khiến nhiều người rất ngạc nhiên và tò mò. Đây là hiện tượng hiếm có, không nhiều người được nhìn thấy. Vậy “tác phẩm nghệ thuật của tự nhiên” này là gì và có thể được giải thích thế nào?
“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

“Cá chép lên trời” - đám mây giống con cá đến từng chi tiết, là hiện tượng gì?

HHT - Sự xuất hiện của một đám mây giống hệt con cá - giống tới từng chi tiết nhỏ - khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí xem ảnh còn cảm thấy như ảnh ghép. Người ta cũng liên tưởng tới hình tượng “cá chép bay lên trời”, vốn rất phổ biến trong văn hóa phương Đông. Vậy “cá chép đỏ” trên bầu trời có thể được giải thích thế nào?